Hotline 24/7
08983-08983

Khuỷu tay nổi cục u nhỏ là dấu hiệu bệnh gì?

Câu hỏi

Bác sĩ ơi, Ở khuỷu tay phải có khối u nhỏ như vậy là bị sao ạ? Tôi muốn đi khám thì khám ở đâu? Mong sớm nhận được tư vấn của bác sĩ, xin cảm ơn!

Trả lời
Khuỷu tay nổi cục u. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Khuỷu tay nổi cục u. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào anh,

Anh cần đến bệnh viện để bác sĩ khám, cho làm thêm một số xét nghiệm, siêu âm… để đánh giá bản chất của khối u ở khuỷu tay của anh. Anh có thể đến khoa Khám và điều trị theo yêu cầu của BV Nhân Dân 115 hoặc các bệnh viện có bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp để được khám và điều trị.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Nổi hạch, hay còn gọi là sưng hạch, là hiện tượng xuất hiện các khối u nhỏ bằng hạt đậu trên cơ thể. Các khối u này phát triển dọc theo các khớp cổ tay, bàn tay, mắt cá chân hoặc bàn chân. Các khối u này có hình bầu dục hoặc hình tròn và thường có chất dịch bên trong. Bạn có thể sẽ cảm thấy đau nếu ấn vào các u hạch này, tuy nhiên đây không phải các khối u gây ung thư.

Việc điều trị có thể không cần thiết trừ khi xuất hiện tình trạng đau, yếu cơ hoặc bạn quan tâm đến yếu tố thẩm mỹ.

Nếu các u hạch này lớn và gây đau, bác sĩ sẽ hút chất dịch từ u nang. Trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ tiêm một loại enzyme để dễ dàng loại bỏ chất dịch và sau khi loại bỏ xong, bạn sẽ được tiêm steroid để giảm nguy cơ tái phát.

Nếu phương pháp điều trị này không hiệu quả hoặc chứng nổi hạch tái phát, phẫu thuật là phương pháp điều trị tốt nhất. Phương pháp phẫu thuật này được gọi là thủ thuật cắt bỏ hạch và có khả năng chữa khỏi 85% đến 95% các trường hợp bị u nang hạch. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể để lại một số biến chứng như nhiễm trùng, hình thành sẹo và đôi khi các u hạch vẫn có thể tái phát.

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến nổi hạch:

- Bạn nên hiểu rằng chứng u nang hạch thường không cầnđiều trị bằng phương pháp phẫu thuật trừ khi có xuất hiện các triệu chứng nhất định hoặc bạn có quan tâm về yếu tố thẩm mĩ.
- Thông báo với bác sĩ về bất kỳ khối nào xuất hiện trên cơ thể của bạn.
- Thường xuyên đi khám bác sĩ đặc biệt là nếu khối u có sự thay đổi (ví dụ như kích thước, tình trạng mẩn đỏ, nóng, chảy dịch).
- Tránh thường xuyên cử động ở bàn tay và cổ. Điều này sẽ giảm nguy cơ mắc chứng u nang hạch.
- Liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị đau do u nang hạch, yếu cơ, hoặc tê cóng ở vùng u nang hạch; hoặc xuấthiện tình trạng chảy dịch, mẫn đỏ, sốt, ớn lạnh, hoặc đổ mồ hôi sau khi phẫu thuật.
- Bạn không cần phải lo lắng vì chứng u nang hạch không phải là ung thư hoặc không có liên quan đến ung thư.
- Không nên nặn hay bóp các u hạch dưới mọi hình thức để tránh gây nhiễm trùng và khiến bệnh trầm trọng thêm.


BS.CK2 Chế Thanh Đoan
Phó trưởng khoa Khám và điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Nhân Dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X