Hotline 24/7
08983-08983

Gãi ngứa đến tróc da sau sinh, triệu chứng bệnh gì?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em mới sinh được 3 tháng, lúc khoảng 1 tháng rưỡi em có bị nổi mề đay, ngứa. Do gãi nhiều vết mày đay lan rộng ra, bây giờ nó tróc da và bị thâm vùng nổi ngứa. Bác sĩ cho em hỏi em bị bệnh gì? Em đi khám da liễu vẫn kêu mày đay, nhưng em nghĩ bệnh khác chứ mày đay không nổi lâu như vậy được. Con em còn nhỏ có thể dùng được thuốc gì mà con vẫn bú được không? Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời
Viêm da cơ địa. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Viêm da cơ địa. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Viêm da cơ địa hay chàm da rất thường gặp ở phụ nữ mang thai hoặc sau sinh, nguyên nhân do di truyền hoặc do cơ thể người mẹ phản ứng với môi trường, thức ăn, các rối loạn nội tiết trong và sau sinh. Những trường hợp đã từng mắc bệnh viêm da cơ địa trước khi mang thai sẽ có tỉ lệ tái mắc bệnh rất cao trong thai kỳ hoặc sau khi sinh.

Người bệnh thường xuất hiện những mảng ban đỏ, mụn rộp, mụn nước trên da. Khi gãi vỡ những mụn nước này hoặc lây dính dịch từ vết thương ngứa loét bệnh sẽ ngày càng lan rộng ra. Một số trường hợp da bị khô, bị bong từng mảng màu trắng hoặc có các đám sần đỏ, mọc dày trên da. Nhưng cũng có khá nhiều bệnh lý dễ nhầm lẫn với chàm da như bệnh ghẻ, vẩy nến,…

Bạn nên khám chuyên khoa Da liễu để bác sĩ đưa ra chẩn đoán xác định, nếu đang cho con bú có thể điều trị bằng các loại thuốc bôi ngoài da, ít vào máu và ít tiết ra cùng với sữa mẹ em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh viêm da cơ địa hay còn gọi là Atopic Dermatitis, là một loại viêm nhiễm ở da khiến người bệnh ngứa ngáy, xất hiện những nốt đỏ sưng tấy, bong tróc, nứt nẻ da,… Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, mọi độ tuổi khác nhau. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh.

Điều trị bệnh viêm da cơ địa chủ yếu là chữa trị triệu chứng. Tùy từng triệu chứng và sự tiến triển của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Có thể sử dụng các loại thuốc bôi giảm ngứa hoặc dị ứng. Có thể sử dụng các phương pháp quang hóa trị liệu, thuốc kháng sinh… Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị viêm da cơ địa, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu. Tránh trường hợp dùng không đúng thuốc sẽ làm bệnh tiến triển nặng, gây kích ứng da.

Khi bị viêm da cơ địa, bạn nên:

- Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm rửa thay quần áo hàng ngày, tránh việc bụi bẩn làm bệnh viêm da nặng hơn.

- Nên mặc quần áo thoáng mát nếu là mùa hè, tránh việc mặc nhiều quần áo ra nhiều mồ hôi gây nhiễm trùng, nếu là mùa đông thì không nên mặc các loại áo len lông ở bên trong tiếp xúc với da, vì các chất liệu này dễ gây dị ứng cho da.

- Tránh làm trầy xước da khi đang bị viêm da cơ địa

- Giữ ẩm da bằng kem bôi. Sử dụng thuốc mỡ, các loại kem, hoặc thuốc nước 2 - 3 lần trong ngày.

- Làm giảm các nguyên nhân khiến da dị ứng như:

+ Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây phản ứng dị ứng.

+ Tránh các chất kích thích như len và lanolin.

+ Tránh sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh, cũng như hóa chất và dung môi.

+ Tránh thay đổi nhiệt độ cơ thể một cách đột ngột, gây đổ mồ hôi.

+ Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm, sữa tắm… khi đang bị viêm da cơ địa.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X