Hotline 24/7
08983-08983

Dùng chung đồ với người đang "ủ bệnh" có lây sùi mào gà không?

Em có giặt đồ 10 ngày và dùng chung khăn tắm khoảng 1-2 lần với bệnh nhân bị sùi mào gà. Hiện tại thì người ấy đang trong thời gian ủ bệnh thì có nguy cơ lây bệnh không?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Sùi mào gà là bệnh đặc biệt chú ý vì đặc lý của bệnh là dễ tái phát, không điều trị được tận gốc. Virus gây sùi mào gà xâm nhập vào cơ thể khoảng 1 - 6 tháng ủ bệnh. Khi phát bệnh, biểu hiện là ở cơ quan sinh dục xuất hiện các nốt sùi, nếu lớn thì trông như mào gà. Ra ngoài môi trường cơ thể, viruts HPV có tồn tại được trong thời gian khá dài và lây nhiễm từ người này sang người khác.

Chính vì vậy, khi sử dụng chung các vật dụng trung gian với người mắc bệnh sùi mào gà như: khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng…vv Và ngay cả việc giặt chung đồ thì em hoàn toàn có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh, mặc dù bạn em đang trong thời gian ủ bệnh. Tuy nhiên tỉ lệ sẽ thấp hơn, sau thời gian ủ bệnh, làm xét nghiệm thì kết quả xét nghiệm sẽ có độ tin cậy cao. Khi chưa có những dấu hiệu của bệnh thì cũng có thể đến thăm khám, khuyên em nên đến bệnh viện Da liễu Trung Ương để được bác sĩ tư vấn trực tiếp. Sau thời điểm quan hệ không an toàn khoảng 1 tháng em có thể đi kiểm tra tình trạng lây nhiễm của mình nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Giặt chung quần áo có lây bệnh sùi mào gà?

>> Liệu có thể nhận biết sùi mào gà trong thời gian ủ bệnh

Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất. Tác nhân gây bệnh là do một loại virus có tên là Human Papiloma Virus (HPV). Tổn thương cơ bản do virus này gây ra là các sẩn nhỏ màu hồng nhạt hoặc bề ngoài trông giống như súp lơ, ban đầu có thể chỉ nhỏ bằng đầu đinh ghim hoặc có thể tiến triển thành đám lớn.

Nhiều bệnh nhân mắc sùi mào gà thường do dự trong điều trị, do những thắc mắc về việc sùi mào gà có tự khỏi hay không. Các chuyên gia da liễu cho biết đối với bệnh sùi mào gà nếu người bệnh không cảm thấy khó chịu thì có thể không cần điều trị; nếu người bệnh cảm thấy ngứa, rát, hoặc không tự tin thì nên đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên hiện nay chưa có thuốc điều trị triệt để căn bệnh này, và càng không thể tự khỏi nếu không điều trị.

Giải pháp tốt cho điều trị hiện nay là đốt các sang thương bằng laser CO2 hay đốt điện, tác động trực tiếp vào sang thương trên bề mặt da, niêm mạc. Tuy nhiên, do bản chất bệnh gây ra bởi virus, đồng thời các phương pháp đốt này chỉ loại bỏ được các nốt sùi chứ không tiêu diệt được virus nên sau đó các sang thương cũng dễ phát triển trở lại. Theo đó, người bệnh vẫn phải tiếp tục theo dõi và điều trị cho đến khi hoàn toàn không thấy sang thương mới, tối thiểu trong thời gian ủ bệnh là lên đến 8 tháng. Sau 8 tháng mới có thể đánh giá được có chữa dứt điểm sùi mào gà hay chưa.

Ngoài các phương pháp trên, các sang thương do mào gà cũng có thể giải quyết được với chấm dung dịch trichloactic acid, dung dịch podophyllotoxine 20 - 25% và chỉ áp dụng đối với các tổn thương sùi mào gà ở âm hộ, âm đạo, không được bôi lên các nốt sùi ở cổ tử cung hay trong lỗ hậu môn, vì không kiểm soát được mức độ tổn thương loét niêm mạc do thuốc.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X