Hotline 24/7
08983-08983

Điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện có ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ không BS?

Câu hỏi

Chào BS ạ, Thai của em được 17w, em có đến BV Phụ sản Hà Nội để làm xét nghiệm cho mẹ. Các BS có lấy mẫu máu và nước tiểu thì phát hiện trong tổng phân tích nước tiểu lượng Glucoza là 6mmol/l và xét nghiệm sinh hóa lượng Glucoza là 6.5mmol/l (2 xét nghiệm này em không nhịn ăn từ tối qua và cũng không nhịn ăn sáng). Sau đó BS có hẹn em ngày mai qua làm nghiệm pháp tăng đường huyết và nhịn ăn trước thời gian làm xét nghiệm là 8 tiếng thì kết quả thu được sau ba lần lấy máu là: - Lần 1: 4.6mmol/l - Lần 2: 10.2mmol/l -Lần 3: 7.1mmol/l Thưa BS với các chỉ số xét nghiệm như trên thì em đã bị tiểu đường thai kỳ chưa ạ? Hay mới chỉ là rối loạn đường huyết ạ? Nếu em điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập đầy đủ, khoa học thì tình trạng này có hết không ạ? Em xin chân thành cảm ơn và mong nhận được hồi âm từ BS.

Trả lời
Đái tháo đường thai kỳ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đái tháo đường thai kỳ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Xét nghiệm sàng lọc tiểu đường thai kỳ của bạn gọi là xét nghiệm dung nạp đường 75 g glucose. Nếu có 1 trong 3 kết quả trên mức độ trung bình được gọi là tiểu đường thai kỳ. Với kết quả theo quy ước lúc đói-1-2  giờ sau uống glucose có kết quả tương ứng là: 5.1-10-8.8 mmol/L. Trường hợp của bạn dường huyết sau 1 giờ là 10.2 mmol/L nên được chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ, cần có chế độ ăn uống và theo dõi thích hợp để tránh biến chứng cho cả mẹ và con.

Khoảng 70% thai phụ tiểu đường thai kỳ chỉ cần chế độ ăn tiết chế chứ chưa cần sử dụng thuốc điều trị. Bạn nên tái khám thai định kỳ nếu cần khám thêm BS Nội tiết để được hướng dẫn ăn uống phù hợp và điều trị nếu cần thiết.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Đái tháo đường thai kỳ là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể và là nguyên nhân gây ra lượng đường cao trong máu, điều này không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Lượng đường máu sẽ trở lại bình thường sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu đã bị bệnh đái tháo đường thai kỳ, bạn sẽ có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2. Vì vậy, bạn cần phải tiếp tục điều trị với bác sĩ để theo dõi và quản lí lượng đường trong máu. Nếu đang mắc đái tháo đường tuýp 1 hoặc 2 nhưng muốn có con, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang bầu. Nếu bạn không điều trị hay kiểm soát bệnh đái tháo đường sẽ gây nguy hại đến thai nhi.

Đ
ái tháo đường thai kì là một trong những biến chứng phổ biến nhất khi mang thai, tác động đến 1/10 mẹ bầu và thường gặp nhiều hơn ở những người béo phì. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Ăn uống lành mạnh: chọn những thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo, calo. Ngoài ra, bạn cần tập trung ăn các loại hoa quả, rau xanh và ngũ cốc. Chú ý đến sự đa dạng của thức ăn để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình nhưng không ảnh hưởng đến hương vị và dinh dưỡng bữa ăn. Bạn cũng cần chú ý đến quy mô bữa ăn;
- Luôn luôn vận động: đi bộ hàng ngày, đạp xe, bơi lội 30 phút mỗi ngày. Nếu không thể luyện tập trong 30 phút, bạn có thể lựa chọn các khoảng thời gian ngắn hơn;
- Giảm cân trước khi mang thai: giảm cân trước khi mang thai giúp cho quá trình thai kỳ khỏe mạnh. Bạn cần tự động viên bản thân bằng những lợi ích lâu dài khi giảm cân, chẳng hạn như có trái tim khỏe mạnh, nhiều năng lượng hơn và tự tin vào bản thân.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X