Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Để lâu đinh vít trong phẫu thuật gãy bánh chè có ảnh hưởng gì không?
Câu hỏi
Chào BS, Cách đây 5 năm em bị tai nạn gãy kín bánh chè chân trái nên được bắt hai cây vít vào. Cho em hỏi để lâu có ảnh hưởng nhiều không, khi lấy ra em sợ nó chạy qua như trước?
Trả lời
Ngày nay, chất liệu của nẹp vít dùng trong phẫu thuật cố định xương thường là titanium, thông thường các chất liệu này không gây phản ứng hay kích ứng gì với cơ thể, về nguyên tắc em có thể chúng sống suốt đời với hệ thống ốc vít này.
Thế nhưng thực tế thì ai cũng muốn tháo bỏ vật lạ trong người để tránh những hệ lụy sau này, đặc biệt là đinh vít ở chân vì là nơi gánh sức nặng của toàn bộ cơ thể, và tất nhiên là càng để lâu quá thời gian quy định của lành xương thì sẽ càng khó tháo. Tháo vít kim loại là bắt buộc thực hiện sớm trong những trường hợp bất thường như gãy vít, nhiễm trùng, khớp giả... gây ra các triệu chứng bất thường với bệnh nhân.
Tháo vít kim loại ở xương bánh chè thì thời gian tốt nhất là 12-18 tháng, việc tháo đinh vít cũng khá đơn giản, xương đã lành tốt rồi thì không sợ “nó chạy qua như trước”, em nên tái khám lại tại chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, tốt nhất là nơi đã phẫu thuật cho em để BS kiểm tra lại và sau đó đưa ra lời khuyên phù hợp nhất cho em, em nhé.
Mến chào.
Xương
bánh chè nằm trong hệ thống gân duỗi gối, che chở mặt trước khớp gối.
Mặt sau xương bánh chè liên quan trực tiếp với khớp gối, khi gãy xương
bánh chè là gãy xương phạm khớp. Can lệch là hiện tượng các đầu xương bị gãy được liền chắc lại nhưng bị lệch. Vì vậy hoạt động cơ năng chỉ hoàn hảo khi các đầu xương gãy được nắn lại một cách hoàn hảo về hình dáng giải phẫu và không còn bị can lệch. Thực tế can lệch sẽ được cơ thể bù trừ bằng hoạt động của các khớp xương ở xa, trước mắt có thể còn tạm vận động được nhưng về lâu về dài các khớp sẽ bị hư hỏng. Khi xem xét để chữa trị can lệch, cần xem xét cơ năng của chi có liên quan. Có những can lệch ít ảnh hưởng đến cơ năng vận động thì không cần chữa trị như can lệch ở xương đòn gánh, xương cánh tay, xương chậu... Trường hợp can lệch nhiều như gấp góc trên 30 độ hoặc xoay nhiều làm ảnh hưởng nhiều đến cơ năng vận động như khuỷu tay không gấp lại được, chân không đi được... thì cần phải sửa lại can lệch. Khi can lệch còn non, có thể bẻ xương và sửa trục; nếu can lệch đã cứng phải đục xương để sửa trục. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình