Hotline 24/7
08983-08983

Đau vùng dưới tai bên trái, bệnh gì?

Câu hỏi

Thưa BS, Mẹ cháu năm nay 54 tuổi. 1 năm gần đây mẹ cháu bị đau vùng dưới mang tai bên trái, đã đi chụp và khám ở BV Bạch mai, Viện K, BV Xanh Pôn và BV chỗ cháu ở Hải Phòng và được kết luận khác nhau. Mẹ cháu được kết luận bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai, thoái hóa đốt sống... và đã điều trị theo thuốc của các BV. Tuy nhiên, chỉ đỡ được 1 thời gian ngắn và bị lại. Mới đây, mẹ cháu đi chữa thuốc nam của thầy thuốc gần nhà thì được chuẩn đoán là viêm xương đá khe tai. Mẹ cháu lên Viện 108 chụp lại thì kết luận là không bị gì. Triệu chứng bệnh của mẹ cháu là: bị đau vùng dưới tai bên trái, ăn uống bình thường không đau, có lúc chỉ hơi đau, có lúc lại đau rất nhiều và bốc lên đau đầu, nói nhiều thì bị đau, sờ vào thấy hơi cứng hơn bên kia. Vậy bệnh này là bệnh gì ạ? Các bệnh về vùng dưới tai có bệnh nào khó phát hiện mà mẹ cháu bị mắc phải không ạ? Mẹ cháu nên làm thế nào để điều trị và chữa khỏi được ạ? Cháu cảm ơn BS nhiều ạ! Mong sớm nhận được hồi âm từ BS.

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Qua mô tả, tình trạng mẹ bạn có thể liên quan đến hoạt động của khớp thái dương hàm.

Viêm khớp thái dương hàm là hiện tượng đau có chu kỳ, co thắt cơ và mất cân bằng ở khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ. Có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm như: nhiễm khuẩn, sau chấn thương cấp, viêm khớp dạng thấp (chiếm 50%), thoái hóa khớp, hoặc viêm - thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm…

Viêm khớp thái dương hàm gây đau khớp có thể ở một bên, đôi khi cả hai bên mặt. Phần lớn người bệnh chỉ đau nhẹ, tự nhiên khỏi, nhưng đôi khi bệnh sẽ phát triển đến giai đoạn đau liên hồi, nhất là lúc nhai và hàm dưới khó cử động (cử động bị giới hạn). Triệu chứng phổ biến nhất của viêm khớp thái dương hàm là đau hoặc khó chịu trong khớp hàm hoặc cơ nhai.

Viêm khớp thái dương hàm là một bệnh khá phổ biến, để điều trị cần phải tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Để dự phòng viêm khớp thái dương hàm cũng tùy theo nguyên nhân mà có biện pháp điều trị. Ví dụ, răng mọc chen chúc, thưa hay lệch lạc làm sai khớp cắn là nguy cơ tiềm tàng đối với những rối loạn ở khớp thái dương hàm, vì thế cần có biện pháp chỉnh hình răng để tái tạo khớp cắn tốt nhất. Trong trường hợp bị mất răng, cần phải phục hình răng để giữ khớp cắn ổn định.

Những lúc bị stress cần được giải tỏa bằng các hình thức khác nhau như chơi thể thao, bơi, đọc sách, báo và có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để tránh thoái hóa khớp.

Đây là một bệnh thuộc chuyên khoa Răng Hàm Mặt, bạn nên đưa mẹ tới BV chuyên khoa để được thăm khám đánh giá và có hướng xử trí thích hợp bạn nhé!
 
Thân mến.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X