Hotline 24/7
08983-08983

Đau nứt núm vú, chảy nước vàng, nổi hạch nách, bệnh gì?

Câu hỏi

Thưa BS, Em bị đau vú, đau núm vú, nứt vành xung quanh núm vú, chảy nước vàng. Em đang nuôi con bú. Em cảm thấy đau trong nách giống như có một cái gì đó làm nách đau. Em bị làm sao thưa BS?

Trả lời
Đau nứt núm vú. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau nứt núm vú. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Có thể vú của bạn đang bị viêm gây nổi hạch nách cùng bên. Tốt nhất, bạn nên đi khám chuyên khoa nhũ để BS khám và điều trị sớm.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Đau vú là tình trạng đau, bị mềm hay cảm giác khó chịu ở vú và vùng dưới cánh tay. Nhiều phụ nữ bị đau vú thường vô cùng lo lắng và bất an. Thực chất đau vú không phải là một dấu hiệu của ung thư vú và cũng không gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Đau ngực cũng không lây lan và di truyền qua các thế hệ trong gia đình.

Thông thường đau vú được chia làm hai loại: đau vú theo chu kỳ và đau vú không theo chu kỳ. Cả hai loại này đều rất khác nhau cả về nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và phương pháp điều trị.

Đau vú là một chứng rất thường gặp ở phụ nữ ở mọi độ tuổi, sắc tộc và điều kiện sống khác nhau. Những phụ nữ có kinh nguyệt thường mắc phải đau vú theo chu kỳ, trong khi những phụ nữ đã tới tuổi mãn kinh có thể mắc phải đau vú không theo chu kỳ.

Dấu hiệu và triệu chứng của đau vú phụ thuộc rất nhiều vào loại đau ngực mà bạn gặp phải. Có hai loại đau vú:

- Đau vú theo chu kỳ

Đau vú theo chu kỳ thường xảy ra ở cả hai vú, thường đi kèm với cảm giác nặng nề hoặc đau đớn lan đến nách và cánh tay. Cơn đau thường nghiêm trọng nhất trước chu kỳ kinh nguyệt và thuyên giảm khi chu kỳ kết thúc.

- Đau vú không theo chu kỳ

Đau vú không theo chu kỳ thường chỉ xảy ra ở một bên vú với triệu chứng nổi bật nhất là cơn đau dữ dội tại một khu vực ở vú.

Nếu bạn bị đau vú theo chu kỳ, chứng này sẽ dần thuyên giảm vào cuối chu kỳ kinh nguyệt mà không cần tới sự can thiệp của thuốc men và sự giúp đỡ của các y bác sĩ. Tuy nhiên, ở nhiều phụ nữ, chứng đau vú theo chu kỳ có thể trở lại trong chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

Nếu bạn bị đau vú không theo chu kỳ, bạn sẽ cần được điều trị bằng các loại thuốc giảm đau như paracetamol hay ibuprofen. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi bắt đầu dùng bất kì loại thuốc nào.

Để kiểm soát tốt tình trạng đau ngực, bạn cần:

- Mặc áo ngực vừa vặn
- Mặc áo ngực thể thao trong khi tập luyện thể thao, đặc biệt khi ngực của bạn nhạy cảm
- Thử dùng các liệu pháp thư giãn
- Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê toa, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin IB). Hãy hỏi bác sĩ bạn nên uống bao nhiêu, vì sử dụng các loại thuốc trên trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh gan và các tác dụng phụ khác
- Ghi chú tình trạng bệnh của chính mình để xác nhận xem tình trạng đau vú mà bạn mắc phải là đau vú theo chu kỳ hay không theo chu kỳ
- Ăn theo chế độ ăn ít chất béo và sử dụng các loại dầu thực vật trong chế biến thức ăn.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X