Hotline 24/7
08983-08983

Đầu gối đau nhức và không gập được, điều trị như thế nào?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Mẹ tôi năm nay 58 tuổi, có bệnh lý về khớp đầu gối, đau nhức thường xuyên và gần đây gập đầu gối không được. Xin bác sĩ tư vấn hướng điều trị hiệu quả. Chân thành cảm ơn.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Đau nhức đầu gối. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau nhức đầu gối. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Điều đầu tiên hết là chúng ta phải xác định nguyên nhân gây đau khớp gối của mẹ bạn là gì, nói cách khác là chẩn đoán bệnh lý tại khớp gối.

Ở độ tuổi của mẹ bạn, triệu chứng đau khớp gối có thể do thoái hóa khớp gối (thường gặp nhất), viêm khớp, tổn thương dây chằng... Bạn cần đưa mẹ bạn đến khám tại chuyên khoa Cơ xương khớp để bác sĩ chẩn đoán bệnh và điều trị đặc hiệu theo nguyên nhân, mức độ.

Song song đó, cách giảm đau tạm thời cho mẹ bạn trong lúc chờ đi khám là nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, xoa dầu nóng, đau nhiều thì có thể uống thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol 1-3 viên/ngày.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Thoái hóa khớp gối là là biểu hiện của thương tổn trên bề mặt sụn khớp, do tác động của nhiều nguyên nhân làm cho bề mặt sụn khớp bị hư.

Thoái hóa khớp gối sẽ gây đau vùng khớp gối, đau nhiều hơn khi đi lại, gấp chân hay khi ngồi xổm thì đứng dậy khó khăn. Nếu để lâu dấu hiệu của thoái hoá khớp trở nên rõ ràng hơn, có thể làm biến dạng khớp gối, chân bị cong, có thể vẹo vào trong, hoặc ra ngoài một cách rõ ràng. Nếu không hỗ trợ điều trị sớm và kịp thời có thể dẫn đến teo cơ và bại liệt.

Thông thường ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị. Trường hợp không đáp ứng thì dùng phối hợp thuốc giảm đau chống viêm không steroid toàn thân (uống hoặc tiêm) hoặc bôi tại chỗ; hoặc dùng corticoid tiêm nội khớp với hiệu quả tương đối tốt. Lưu ý tiêm khớp phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và tiến hành tiêm trong điều kiện vô khuẩn tuyệt đối.

Trong giai đoạn khớp gối không bị sưng, nóng, đỏ, đau có thể áp dụng điều trị thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu như làm thư giãn khớp kết hợp với tăng cường sự khỏe mạnh cho gân cơ dây chằng quanh khớp gối. Xoa bóp và tập vận động khớp gối giúp cho khớp gối thư giãn làm cho các mạch máu được giãn nở tốt, giúp cho máu tới nuôi dưỡng vùng thoái hóa tốt hơn.

Điều trị bằng phẫu thuật được đặt ra khi tổn thương rất nặng làm biến dạng khớp, lệch trục khớp,...

Để phòng bệnh thoái hóa khớp gối, bạn cần:

+ Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động:  Không đứng, ngồi và ngủ sai tư thế. Tránh các tư thế phải khom lưng, cúi người, ngồi không đúng… khiến cột sống cong vẹo… lâu dần dẫn đến việc thoái háo khớp.

+ Khi mang vác vật nặng phải từ từ, tuyệt đối tránh các động tác mạnh, đột ngột khiến các khớp phản ứng không kịp thời cũng sẽ dẫn đến tổn thương sụn, gây thoái hóa khớp.

+ Giữ cân nặng ổn định: Tránh tình trạng thừa cân, béo phì

Đặc biệt, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp là theo dõi cơ thể, ngay khi thấy những biểu hiện như đau nhức vùng đầu gối phải đi khám ngay để phát hiện sớm bệnh thoái hóa khớp gối.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X