Hotline 24/7
08983-08983

Đang uống thuốc có ảnh hưởng kết quả xét nghiệm lao?

Câu hỏi

Tôi bị ho và đau họng, đến khám Bệnh viện Tai Mũi Họng bác sĩ chẩn đoán viêm amidan hốc mủ, trào ngược dạ dày nên phải uống thuốc kết hợp chữa dạ dày và cắt amidan. Tôi uống thuốc hơn 1 tháng nhưng không hết ho, đến Bệnh viện Đại học Y Dược chụp CT phổi và xét nghiệm vi sinh, bác sĩ kết luận bị lao phổi. Hiện giờ ngoài triệu chứng ho, rát, ngứa cổ, có ít đờm thì tôi không có triệu chứng nào khác. Vậy xin hỏi bác sĩ khi bị viêm và có kén amidan hốc mủ thì xét nghiệm vi sinh có dương tính không ạ? Lao phổi và amidan hốc mủ khi xét nghiệm vi sinh có điểm gì giống nhau không? Xin cám ơn bác sĩ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Đa số các trường hợp viêm amidan thường do các vi khuẩn như liên cầu beta tan huyết nhóm A, Haemophilus influenzae, tụ cầu, xoắn khuẩn... các virus như cúm, sởi, ho gà... Nếu do vi khuẩn thường đáp ứng tốt với kháng sinh thông thường và không cần nhập viện, vi khuẩn ít kháng thuốc nên gần như không cần phải làm xét nghiệm vi sinh.

Tuy nhiên, khi bạn đã được xét nghiệm đàm dương tính với lao thì chẩn đoán này rất đáng tin cậy. Bạn nên tích cực điều trị lao theo đúng phác đồ của Chương trình Chống lao và tái khám định kỳ. Bạn không nên hoang mang lo lắng vì 2 bệnh này thật sự có thể cùng xuất hiện một lúc, gây nhầm lẫn trong chẩn đoán, nhưng vẫn ưu tiên điều trị lao vì là bệnh nguy hiểm hơn.

Ngoài ra, bạn nên khám thêm chuyên khoa Tiêu hoá để điều trị triệt để bệnh trào ngược dạ dày thực quản, vệ sinh răng miệng, súc họng thường xuyên với nước muối sinh lý, giữ gìn sức khoẻ nâng cao sức đề kháng cũng là phương pháp hữu ích trong việc ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng khó chịu của viêm họng bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Vì sao xét nghiệm đờm 2 lần không tìm ra bệnh lao phổi?

>>Xét nghiệm đờm 1 lần có được kết luận lao AFB âm tính?

Bệnh lao (còn gọi là TB) là một bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao gây nên. Nếu vi trùng lao thâm nhập vào một cơ quan nào đó trong cơ thể và sinh sôi đồng thời cơ thể không thể chống lại nó, khi đó sẽ hình thành bệnh lao.

Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể như lao màng phổi, lao hạch bạch huyết, lao màng não, lao xương khớp, lao màng bụng, lao hệ sinh dịch - tiết niệu, lao ruột, trong đó bệnh lao phổi thường gặp nhất (chiếm 80 – 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.

Đối với người bị nghi ngờ mắc bệnh lao phổi, nếu xét nghiệm soi đờm trực tiếp thấy có vi khuẩn lao thì người bệnh được chẩn đoán là lao phổi AFB(+) và ngược lại là lao phổi AFB(-).

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X