Hotline 24/7
08983-08983

Con tôi 12 tuổi vẫn đái dầm, chữa sao đây AloBacsi ơi?

Câu hỏi

Con gái tôi năm nay 12 tuổi nhưng vẫn thường xuyên hay đái dầm. Tôi có dùng một số mẹo chữa cho cháu nhưng không đỡ. Bác sĩ cho tôi hỏi, bệnh này có khỏi không và điều trị như thế nào?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chị Mỹ Tiên thân mến,

Ở trẻ em, đi tiểu là một phản xạ tự nhiên, khi trẻ lớn lên thì đi tiểu trở thành một hiện tượng kiểm soát được chứ không còn là phản xạ nữa. Khoảng 15 - 20% trẻ sơ sinh tới 5 tuổi vẫn đái dầm liên miên (đái dầm tuýp 1) và khoảng 3 - 6% trẻ em 5 - 12 tuổi đã ngừng đái dầm được 6 tháng rồi lại đái dầm lại (đái dầm tuýp 2) và 2% đái dầm ở tuổi vị thành niên.

Nguyên nhân trẻ đái dầm thì ngoài một số bệnh như: Nhiễm trùng tiết niệu, tiểu đường, nhiễm giun kim,  bất thường về cấu trúc hoặc giải phẫu các cơ quan, cơ hoặc các dây thần kinh trong cơ thể cũng có liên quan đến việc đi tiểu ban đêm không kiểm soát được. Thì có thể trẻ bị stress do áp lực học tập, lười đi vệ sinh vào ban đêm, trẻ không có khả năng kìm giữ nước tiểu khi bàng quang đầy.....

Con gái của chị đã 12 tuổi mà vẫn đái dầm, thì tốt nhất chị hãy đưa cháu đến các cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng đái dầm của cháu, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra, phải hạn chế cho cháu uống nước trước khi đi ngủ, dặn cháu đi vệ sinh cá nhân trước khi ngủ và có thể đánh thức cháu dậy 1 lần vào ban đêm để đi tiểu phải cho cháu đi tiểu và đánh thức cháu dậy 1 lần để đi tiểu.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Em 25 tuổi rồi mà vẫn còn đái dầm, bệnh này có chữa được không?

>> Con trai hơn 6 tuổi vẫn đái dầm, phải làm sao AloBacsi ơi

Bệnh đái dầm là tình trạng tiểu không tự chủ trong khi ngủ. Bệnh này thường xuất hiện ở trẻ em do cơ thể chưa phát triển toàn diện, hệ thần kinh chưa điều khiển được chức năng của bàng quang khi chứa nước tiểu.

Đối với một số trẻ nhỏ bị mắc chứng đái dầm khi lớn có thể không bị đái dầm nữa. Nhưng phần lớn các trẻ em bị đái dầm lúc nhỏ nếu không điều trị thì lớn lên có thể tiếp tục bị đái dầm, thậm chí dẫn đến chứng bệnh đái dầm mãn tính. Ở độ tuổi 60 đến 70 vẫn có người bị mắc chứng đái dầm.

Nguyên nhân gây đái dầm

Sử dụng chất kích thích như rượu, bia gây ra chứng đái dầm. Uống rượu làm giảm việc tiết Hormone Vasopressin, làm giảm khả năng kiểm soát quá trình thải nước tiểu. Vì thiếu Hormone Vasopressin nên khi nước tiểu đầy, bàng quang không thể chứa thêm và không có Hormone Vasopressin nào giải quyết dẫn đến việc đái dầm.

Tác dụng phụ của thuốc: một số loại thuốc gây ra đái dầm do tác dụng phụ như Thioridanzine, Risperidone, Clozapine, những loại thuốc trị bệnh tâm thần.

Căng thẳng: Áp lực lớn, lo nghĩ nhiều gây rối loạn cho cơ thể gây ra chứng đái dầm. Một cú sốc tâm lí cũng có thể dẫn đến chứng đái dầm.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X