Hotline 24/7
08983-08983

Coi chừng viêm loét thực quản vì uống thuốc không cần nước

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.
Coi chừng viêm loét thực quản vì uống thuốc không cần nước

Mới đây, một chàng trai ở TPHCM đã phải nhập viện điều trị vì bị loét thực quản sau khi dùng thuốc trị mụn. Đây là bệnh cảnh loét thực quản cấp tính do thuốc khá điển hình và thường gặp ở các bệnh viện.

Những loại thuốc dễ gây viêm loét thực quản nếu dùng sai cách

Loét thực quản do thuốc xảy ra bởi tác dụng phụ của vài loại thuốc, tuy nhiên thường gặp nhất là nhóm thuốc kháng sinh doxycyclin - được dùng tương đối phổ biến trong điều trị mụn trứng cá và viêm nhiễm phụ khoa, thuốc kháng viêm giảm đau...

Đặc biệt với người cao tuổi sử dụng thuốc điều trị loãng xương nhóm biphosphonate, đây là loại thuốc rất nhạy cảm với bề mặt dạ dày và thực quản. Nếu thuốc đọng trong lòng thực quản có thể gây kích ứng, đau, viêm, loét rất nhanh.

Nguyên nhân gây loét thực quản do thuốc

Nguyên nhân thường thấy của chứng viêm loét thực quản do thuốc là dùng thuốc không đúng cách. Nhiều người uống thuốc với quá ít nước, thậm chí uống thuốc không cần nước, uống thuốc ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, hoặc ở tư thế nằm, uống thuốc xong nằm ngay, dẫn đến việc thuốc chưa xuống đến dạ dày và lưu lại ở thực quản.

Đặc biệt, những loại thuốc được bào chế dưới dạng con nhộng, lớp vỏ thuốc sẽ bị mềm rất nhanh khi gặp môi trường ẩm và dễ bám dính như thực quản nếu uống thuốc không đủ nước hoặc uống thuốc ở tư thế nằm nên thuốc không được đẩy xuống dạ dày.

Thuốc bị dính lại ở thực quản dẫn đến việc nồng độ thuốc tại chỗ tan rã rất cao gây ra độc tính trực tiếp trên thành thực quản. Hoặc một số thuốc khi tan rã sẽ tạo ra chất có tính kiềm hay axit làm bỏng thành thực quản và tạo ra ổ loét lớn với đường kính lên đến 3cm hay gây đồng thời nhiều ổ loét.

Biến chứng thường thấy khi loét thực quản do thuốc là vết loét không lành sẹo, co rút làm hẹp thực quản, gây khó nuốt kéo dài, có thể xuất huyết tiêu hóa hoặc thủng thực quản.

Loét thực quản do thuốc thường gặp ở người cao tuổi do nhu động của thực quản để đẩy thuốc xuống dạ dày thường kém hơn so với người trẻ và người cao tuổi thường có thói quen nằm uống thuốc hoặc uống thuốc xong nằm ngay.

loét thực quản do thuốc
Nên uống thuốc ở tư thế đứng hoặc ngồi thẳng để tránh loét thực quản

Dấu hiệu tổn thương thực quản sau khi uống thuốc

Triệu chứng thường gặp của viêm loét thực quản do thuốc là đau sau xương ức, có thể lan ra sau lưng, đau tăng lên khi hít sâu hoặc ăn uống, đôi khi kèm theo triệu chứng nuốt khó, nuốt đau...

Tuy nhiên, có những trường hợp loét thực quản do thuốc chỉ biểu hiện bằng việc đau vùng bụng trên rốn và nóng rát sau xương ức, tương tự như bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay viêm loét dạ dày tá tràng.

Trên thực tế, các trường hợp loét thực quản do thuốc không hiếm gặp nhưng thường ít được nghĩ đến vì triệu chứng đau rát ngực khiến nhiều người lo lắng về căn bệnh tim, phổi hơn là bệnh lý ở ống tiêu hóa.

Biện pháp khắc phục loét thực quản do thuốc

Biện pháp điều trị loét thực quản do thuốc đầu tiên là tạm dừng uống các thuốc nghi ngờ gây loét thực quản. Bệnh nhân được điều trị hỗ trợ bằng các thuốc chống trào ngược axit dạ dày, bù nước điện giải và giảm triệu chứng đau tại chỗ bằng thuốc tê.

Bệnh nhân được hướng dẫn ăn thức ăn mềm, lỏng, nguội và uống nhiều nước. Phần lớn các tổn thường thực quản này sẽ lành sau 2-4 tuần điều trị.

Cách phòng viêm loét thực quản do thuốc

- Uống thuốc ở tư thế đứng hoặc ngồi thẳng.

- Uống thuốc với ít nhất 150ml nước.

- Sai khi uống thuốc nên đứng hoặc ngồi thẳng ít nhất 30 phút, tránh uống thuốc trước khi lên giường ngủ.

- Với người già, trẻ em hoặc người bệnh phải nằm một chỗ nên chọn loại thuốc nước, đỡ bệnh nhân ngồi dậy khi uống thuốc hoặc kê đầu giường cao lên.

Theo Tuổi trẻ Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

093844****

Cằm sưng đau do té xe, bao lâu mới hết?

Nếu không có gãy xương, không có vết thương hở và em cũng tích cực chăm sóc chỗ bị thương thì khoảng 7-10 ngày...

Xem toàn bộ

090790****

Đau mông một bên do đâu?

Triệu chứng đau mông 1 bên có thể gặp trong giai đoạn đầu của nhọt mông, viêm mô tế bào...

Xem toàn bộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X