Hotline 24/7
08983-08983

Có thể lập gia đình và mang thai khi đã điều trị ổn định bệnh rối loạn cảm xúc?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em bị bệnh rối loạn cảm xúc, em đã dùng thuốc được vài năm, nay đã ổn định, đi làm và sinh hoạt bình thường, em muốn hỏi bác sĩ liệu em có thể lập gia đình và có con được không? Em nghe nói nếu mang thai thì không được dùng thuốc gì, vậy em phải ngưng thuốc có ảnh hưởng gì đến bệnh của em không? Em chân thành cảm ơn!

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Bệnh rối loạn cảm xúc. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh rối loạn cảm xúc. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em Thu,

Người bệnh rối loạn cảm xúc khi được điều trị bệnh ổn định, sinh hoạt và làm việc bình thường thì vẫn có thể lập gia đình.

Việc ngưng thuốc để chuẩn bị có thai thì cần phải tái khám lại bác sĩ chuyên khoa tâm thần để đánh giá lại, bác sĩ phải dựa vào triệu chứng, loại thuốc đang dùng, liều lượng thuốc… mới ra quyết định được, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Rối loạn cảm xúc là một rối loạn tại não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh thường chuyển từ cảm xúc hưng phấn, hưng cảm, sang cảm xúc ức chế, trầm cảm một cách nhanh chóng, bệnh có tính chất chu kì xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế.

Rối loạn cảm xúc là bệnh lý phổ biến thứ hai trong các rối loạn tâm thần, khoảng 5% dân số thế giới mắc chứng bệnh này. Người bệnh có biểu hiện luôn trong trạng thái vui buồn thất thường, suy nghĩ tiêu cực. Về mặt lâm sàng, người bệnh quan tâm tới những rối loạn trầm cảm nhiều hơn vì các rối loạn này thường có bệnh sinh phức tạp, điều trị khó hơn so với rối loạn hưng cảm.

Phương pháp chữa trị rối loạn phân liệt cảm xúc tốt nhất là kết hợp dùng thuốc lẫn chữa trị tâm lý, với các kỹ năng quản lý cuộc sống.

- Thuốc: Thông thường, các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc làm giảm triệu chứng loạn thần, ổn định khí sắc và trị liệu trầm cảm.

- Liệu pháp tâm lý: Về vấn đề trị liệu tâm lý, nghiên cứu cho thấy rằng liệu pháp giao tiếp hoặc hành vi nhận thức rất hữu ích cho những người mắc bệnh trầm cảm.

- Huấn luyện những kỹ năng sống: Tập trung vào việc cải thiện kỹ năng giao tiếp xã hội và giúp bệnh nhân có thể tham gia vào các hoạt động thường ngày. Những kỹ năng này đặc trưng trong từng hoàn cảnh khác nhau như ở nhà, hoặc công ty.

- Nhập viện: Trong giai đoạn khủng hoảng hoặc với những triệu chứng nghiêm trọng, bệnh nhân cần nhập viện để có thể đảm bảo an toàn, ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ và được chăm sóc cá nhân.

- Phương pháp sốc điện (ETC): Với người trưởng thành mắc rối loạn phân liệt cảm xúc không phản ứng với thuốc hay chữa trị tâm lý thì có thể cân nhắc phương pháp sốc điện.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X