Hotline 24/7
08983-08983

Chuẩn bị cho ngày Tết 4: Thuốc thông dụng

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.

Trước tiên phải mua 300g gừng tươi, 100g gừng khô thái lát, 2-3 hộp trà gừng, 200g tỏi ta, 300g lạc nhân, 300g đậu xanh xay nhỏ, cam thảo bắc, rượu gừng hay rượu quế, lá tía tô, hành hoa, than hoạt, 1 quả dưa hấu, 5 quả chanh tươi, 5 quả dứa, 1-2 lít nước muối 1%, vài vỉ vitamin C, vitamin 3 B, bông hút nước, băng Urgo, cồn y tế, cao sao vàng, hộp dầu gió, nhiệt kế, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi và một số thuốc phòng chữa bệnh thông thường sau:

Thuốc trị đầy hơi, khó tiêu: Tùy theo số người trong gia đình mà mua sẵn, có thể 2-4 gói Polynu, hoặc Motilium-M- 20mg. Mỗi lần bị tiêu chảy, dùng 2 gói Polynu pha với 50ml nước sôi nóng dùng 3 lần/ngày. Hoặc có thể dùng Motilium-M 3-4 lần/ngày trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ (phụ nữ có thai không nên dùng). Nếu không mua được những thuốc trên, có thể cho người bệnh uống nước gừng tươi nướng 2 lần/ngày.

Thuốc trị tiêu chảy: Nhai, nhấm gừng tươi nướng 10g, nhai 2 lần/ngày. Nếu rối loạn tiêu hóa do cảm lạnh (nôn, đi ngoài toàn nước) thì cho uống 50ml nước gừng tươi, đồng thời giã nát một củ tỏi đắp vào lòng hai bàn chân. Với những người bị tiêu chảy mất nước nhiều thì cho uống 1 gói Oresol, pha trong 1 lít nước sôi để nguội. Có thể dự trữ thêm than hoạt tính Carbomint, Carbotrim, Smecta...

Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, dùng theo chỉ dẫn. Ngoài ra có thể mua sẵn một vài nắm lá xông, tía tô.

Thuốc chữa cảm lạnh: Uống trà gừng túi lọc. Mỗi lần dùng 2 gói, pha với 60ml nước sôi để 10 phút sau thì uống. Hoặc có thể mua thuốc Rhumenol Flu loại 500g. Mỗi lần dùng 1 viên kèm theo 3 viên vitamin C 100 g và 1 lát gừng tươi. Nếu bị cảm nặng hơn thì cần phải đưa người bệnh vào nơi kín gió, đắp chăn ấm, cho uống ngay 50g nước gừng tươi, bã gừng xát vào lòng bàn tay, bàn chân.

Thuốc chữa dị ứng thức ăn: Cho người bệnh uống nước sắc lá tía tô, gừng tươi 3 lần/ngày. Hoặc có thể cho người bệnh uống 3 viên Astemizol loại 10 mg.

Chữa say rượu (ngộ độc rượu): Nếu say nhẹ (độ 1-2) phải đưa người bệnh vào phòng kín gió, không để đi xe máy hoặc lái xe ô tô. Cho người bệnh uống nước chanh hoặc nước chè tươi pha đường kèm với 2-3 viên vitamin 3B hoặc cho nhai 1-2 lá sống đời (nhai đến hết 10 lá). Hoặc có thể cho uống sinh tố dưa hấu và dứa thơm. Sau cùng cho nhấm 1 lát gừng. Nếu người say có hiện tượng đau đầu, vật vã, chân tay lạnh thì có thể đưa vào nằm trong phòng kín gió, nhai 2 lát gừng tươi. Nếu khát thì cho uống nước chanh hoặc cam pha đường. Người say nặng hơn với triệu chứng chân tay lạnh, vật vã, hôn mê thì phải đưa cấp cứu ngay. Trước khi đưa đến viện, bệnh nhân phải được ủ ấm và xoa chân tay bằng rượu gừng hoặc rượu quế. Tuyệt đối không cho nạn nhân uống Aspirin hay Paracetamol sẽ gây ngộ độc cho cơ thể.

Chữa ngộ độc thức ăn: Trước tiên phải gây nôn cho người bệnh, rồi cho uống 10 –20g than thảo mộc cùng với 5g thuốc Sorbitol. Tiếp đến sắc khoảng 30g cam thảo bắc, 50g đậu xanh cả vỏ lấy 100ml nước thuốc cho nạn nhân uống. Nếu nặng hơn, hãy đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Thuốc trị vết thương ngoài da: Nước Oxy già hoặc Povidine để rửa và sát trùng vết thương. Ngoài ra có thể dùng băng dán Urgo.

Với những người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch, viêm xương khớp ...cần duy trì việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Theo BS Thùy Dương – Ykhoa.net

Có thể bạn quan tâm

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X