Hotline 24/7
08983-08983

Cách xử trí khi lỗ xỏ khuyên bị sưng tím?

Câu hỏi

Bác sĩ ơi, Em tự xỏ khuyên tại nhà, giờ nó tím và sưng lên. Em nên làm như thế nào ạ?

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Sau khi bấm lỗ tai hay xỏ khuyên tai, tại vị trí đâm kim luôn có xảy ra hiện tượng viêm, với biểu hiện nóng, đau nhẹ, nề nhẹ, chỉ cần thuốc giảm đau và kháng viêm là đủ. Còn biểu hiện tím và chảy máu là do chạm vào mạch máu khi đâm kim xuyên sụn / mô mềm. Tình trạng nhiễm trùng là khi nào xuất hiện đau tức nhiều hơn, sưng nhiều hơn, đỏ, tụ mủ, hành sốt hay người mệt mỏi, khi đó cần phải có thêm kháng sinh.

Để xử trí tình trạng này, trước hết cần phải tháo khoen tai, làm sạch, uống thuốc. chọn lựa thuốc thế nào phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm hiện tại, các thuốc bệnh nhân đã dùng gần đây, thể trạng, chức năng gan, thận và bệnh lý đi kèm.

Do vậy, theo quy định của Bộ Y tế, bác sĩ phải khám trực tiếp cho em thì mới có thể kê thuốc được. ngoài ra, nếu thủ thuật bấm lỗ tai không an toàn thì em còn cần phải tiêm ngừa uốn ván nữa. Do đó, em nên đến Bệnh viện Da Liễu hoặc bệnh viện đa khoa để được xử trí thích hợp em nhé.

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Xỏ khuyên là dùng một đầu kim tạo nên lỗ trên cơ thể để đeo đồ trang sức khiến bạn trông cá tính và hiện đại.

Việc thay đổi cơ thể bằng việc xỏ khuyên cũng mang lại một mức độ rủi ro nhất định, chẳng hạn như nguy cơ nhiễm khuẩn.

Mủ có thể phát triển xung quanh lỗ xỏ khuyên. Nếu bạn không được điều trị đúng cách, bạn sẽ có nguy cơ nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên hoặc ngộ độc máu.

Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ biến chứng đối với sức khỏe bởi xỏ khuyên bằng một vài biện pháp phòng tránh đơn giản như sau:

- Người xỏ khuyên nên rửa tay và đeo găng tay;
- Kim dùng một lần và nên vứt đi sau mỗi lần sử dụng;
- Các dụng cụ và bề mặt thực hiện việc xỏ khuyên cần được vệ sinh thật kỹ;
- Trang sức cần được tiệt trùng trước khi đeo vào cơ thể.

Chăm sóc vùng cơ thể xỏ khuyên:

- Nhẹ nhàng làm sạch những lỗ xỏ khuyên mới bằng dung dịch nước muối;
- Ngâm gạc trong dung dịch, sau đó dùng gạc thấm vào lỗ xỏ mới;
- Chỉ vệ sinh lỗ xỏ khuyên 2 lần một ngày. Làm sạch da quá nhiều lần có thể gây kích ứng da và làm chậm quá trình phục hồi của da;
- Rửa tay bằng nước ấm và xà bông kháng khuẩn trước khi đụng vào lỗ xỏ khuyên.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý dấu hiệu lỗ xỏ khuyên bị nhiễm trùng bao gồm da đỏ, sưng lên, sốt và áp xe. Bạn nên gặp bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm trùng.

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X