Hotline 24/7
08983-08983

Các triệu chứng điển hình của lao phổi?

Câu hỏi

Chào AloBacsi, Em có vấn đề cần tư vấn, mong AloBacsi tư vấn giúp em ạ. Chú em sinh năm 1978, có đi chụp X-quang Phổi tại một phòng mạch tư của bác sĩ ở Đồng Tháp. Kết quả chụp X-quang Phổi cho thấy chú em bị nám phổi. Bác sĩ khuyên nên đi thử đàm để biết được có bị lao phổi hay không? Sau khi xét nghiệm đàm và có kết quả là chú em không có virus lao phổi, bác sĩ tư vấn nên xét nghiệm lần 2 sau 1 tuần, nếu kết quả vẫn không có virus lao phổi thì bác sĩ vẫn tiến hành điều trị theo phương pháp trị lao. AloBacsi có thể tư vấn giúp em, liệu trình điều trị lao trên toàn quốc là giống nhau phải không ạ? Trường hợp của chú em có nên đến BV Phạm Ngọc Thạch để khám lại từ đầu không ạ? Em chân thành cảm ơn AloBacsi rất nhều ạ! (Bao Khanh - huynhlebao…@gmail.com)

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Phác đồ chẩn đoán và điều trị lao phổi trên toàn quốc là hoàn toàn giống nhau ở các quận, huyện trên toàn đất nước Việt Nam.

Các triệu chứng điển hình của lao phổi gồm ho kéo dài - sốt nhẹ về chiều - sụt cân ngày nay ít gặp, nhiều người bị lao không có các triệu chứng này, có người chỉ phát hiện qua phim chụp Xquang phổi thấy tổn thương phổi điển hình do lao. Nếu như phim chụp Xquang phổi có hình ảnh nghi ngờ mắc bệnh lao phổi nhưng kết quả xét nghiệm đàm thì chưa phát hiện vi khuẩn lao (âm tính) thì BS tư vấn 1 tuần sau tái khám xét nghiệm đàm lần 2 là phù hợp.

Nếu cả 2 lần xét nghiệm đàm đều âm tính, tức là không phát hiện vi khuẩn lao trong đàm, nhưng người bệnh có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác phù hợp với bệnh lao phổi, thì bác sĩ sẽ chẩn đoán là lao phổi AFB (-) (có nơi ghi là M (-)) và điều trị bệnh lao phổi theo phác đồ lao phổi AFB (-). Lao phổi AFB (-), nghĩa là người bệnh vẫn có bệnh lao phổi nhưng do không mang nhiều vi khuẩn lao trong dịch tiết đường hô hấp - đàm nên chưa phát hiện được vi khuẩn lao trong đàm khi xét nghiệm đàm (vi khuẩn lao rất khó phát hiện, đặc biệt khi số lượng ít), và do đó khả năng lây cho người khác là không cao.

Theo tôi, từ Đồng Tháp lên TPHCM rất xa và tốn kém, mệt mỏi cho người bệnh. Do vậy, để an toàn và chắc chắn thì gia đình có thể kiểm tra lại bệnh lý lao phổi cho người nhà em tại bệnh viện của tỉnh Đồng Tháp, chứ không chỉ ở phòng mạch tư của bác sĩ, để nếu có gì “lấn cấn” thì các bác sĩ cũng hội chẩn khoa thống nhất chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra, điều trị lao phổi là được trợ cấp hoàn toàn của nhà nước, em nhé.

Thân mến!

Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Hoặc https://www.facebook.com/alobacsi.vn123

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X