Hotline 24/7
08983-08983

Bó bột do gãy mâm chày, làm sao để không bị cứng khớp?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Em năm nay 16 tuổi, 2 tuần trước bị chấn thương do tai nạn giao thông và được chẩn đoán là vỡ mâm chày. Em nhập viện và bó nẹp, kết hợp kháng sinh và giảm đau được 5 ngày thì được chỉ định bó bột và được ra viện. Chỉ định bó bột được bác sĩ cho trong khoảng 6 tuần rồi đến khám lại xem có phải mổ không. Vậy em xin hỏi bác sĩ khả năng em phải mổ có cao không ạ? Trong thời gian bó bột em vẫn đi lại đến trường bằng nạng hoặc bám vào đồ vật để đi không hề thấy đau đớn gì ạ. Xin hỏi bác sĩ trong lúc bó bột có cần tập gì để đỡ cứng khớp không ạ? Ngoài ra, em muốn hỏi nếu tập vật lí trị liệu ở bệnh viện tích cực thì em có thể đi lại bình thường được không ạ? Vì em thấy có nhiều người nói sau khi vỡ mâm chày bị đi lại tập tễnh hoặc không được như trước. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều và mong bác sĩ sớm phản hồi ạ. (Anne Nguyen)

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Trong quá trình bó bột gãy mâm chày, em vẫn có thể tập vật lý trị liệu cho chân gãy để tránh teo cơ, cứng khớp, nhưng không nên vội vàng đi lại chống chân gãy khi xương chưa lành, mà chỉ có thể tập gồng cơ trong bột, tập cử động các ngón chân nhẹ nhàng.

Em nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt canxi, kê chân cao để tránh phù; có thể dùng nạng để di chuyển nhưng cần thận trọng va đập, di lệch. Xương vẫn có thể lành tốt và trở lại sinh hoạt bình thường sau 3-6 tháng. Lịch hẹn 6 tuần của bác sĩ thường là để xem xương của em đã lành hẳn chưa và xem xét tháo bột, do đó em không nên quá lo lắng em nhé!

Chúc em sớm lành!

Xương mâm chày là một trong những phần xương quan trọng của xương đầu gối có chức năng quan trọng hỗ trợ sự đi lại sự gập đầu gối và giúp hai chi giảm bớt trọng lượng, áp lực khi nâng đỡ trọng lượng của toàn bộ cơ thể. Xương mâm chày có liên quan trực tiếp đến khớp giữa xương đùi, xương chày, cầu khớp lồi cầu - ổ chảo, khớp giữa xương đùi, xương bánh chè (xương phẳng). Do vậy khi mâm chày bị tổn thương, bị gãy hoặc một trong các bộ phận trên bị gãy thì ảnh hưởng toàn bộ ít hoặc nghiêm trọng đến các khớp xương khác liên quan còn lại.

Mâm chày có cấu tạo xốp với bề mặt sụn và diện khớp trên của xương chày được gọi chính xác là mâm chày, vị trí cụ thể của mâm chày là tiếp khớp với lồi cầu trong và lồi cầu ngoài tùy thuộc vào mâm chày trong và mâm chày ngoài. Cấu tạo phía giữa các mâm chày gồm các gai mầm chày có tác dụng giống như điểm bám cho các loại dây chằng khác nhau tại đây (dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau).

Gãy xương mâm chày (gãy mâm chày vùng đầu gối) xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu như có lực tác động đột ngột vào vùng mâm chày đầu gối do tai nạn, chấn thương trong sinh hoạt hoặc thể thao. Thông thường gãy mâm chày thường chiếm tỷ lệ  5 – 7 % của gãy xương cẳng chân nói chung.

Đối với gãy xương mâm chày, hai phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị gồm có điều trị bảo tồn không phẫu thuật và điều trị phẫu thuật.

Các biến chứng trong lúc mổ: Tổn thương thần kinh, mạch máu do thao tác nắn xương và đặt cố định ngoài.

Các biến chứng trong quá trình theo dõi: Nhiễm trùng chân định, nhiễm trùng vết mổ, co rút gân gót, rối loạn dinh dưỡng, di lệch thứ phát, cal lệch xấu.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X