Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh viện Tâm thần Hòa Khánh và những điều cần biết khi đi khám

Câu hỏi

Trong bài viết này, AloBacsi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về kinh nghiệm khám, bảng giá, số điện thoại và địa chỉ của Bệnh viện Tâm thần Hòa Khánh (tên gọi ngày nay là Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng).

Trả lời

Đôi nét về Bệnh viện Tâm thần Hòa Khánh



Khuôn viên bệnh viện xanh mát với những hàng cây


Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng trước kia có tên gọi là “Bệnh viện Nhi đồng Hoà Khánh” được xây dựng vào khoảng năm 1966. Đến năm 1977, Bệnh viện Tâm thần đầu tiên ở miền Nam sau ngày thống nhất đất nước được thành lập.

Năm 1997, thực hiện chủ trương chia tách Tỉnh QNĐN thành 2 đơn vị hành chính: Thành phố Đà Nẵng trực thuộc TW và Tỉnh Quảng Nam, bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện Tâm thần Thành phố Đà Nẵng.

Suốt quá trình phấn đấu trong 30 năm, bệnh viện không ngừng tiến bộ và trưởng thành từ một đơn nguyên điều trị với 50 giường bệnh đến nay là 180 giường bệnh có đầy đủ các khoa phòng chức năng, dần dần đi lên hiện đại hóa.

Đến nay, bệnh viện đang được tổ chức theo mô hình bệnh viện chuyên khoa hạng II của Bộ Y tế và ngành tâm thần, gồm Ban giám đốc, 5 phòng và 7 khoa (Khoa Nam, Khoa Nữ, Khoa PHCN, Khoa Dinh dưỡng, Khoa Dược, Khoa Chống nhiễm khuẩn, Khoa Khám bệnh, Khoa Tâm thần Trẻ Em, Khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán Hình ảnh).

Năm 2011 đã đưa vào sử dụng Khoa Pháp Y - Nghiện chất. Đến năm 2018, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh, nhất là trẻ em và người lớn tuổi, bệnh viện đã khai trường Cơ sở Khám và Điều trị Ban ngày tại trung tâm thành phố (89 Ngô Gia Tự) để người dân tìm đến khám chữa bệnh với một tâm lý thoải mái hơn và dễ dàng hơn.

Cơ sở Khám và Điều trị Ban ngày là đơn vị trực thuộc Khoa Khám bệnh - Cấp cứu, Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng thực hiện nhiệm vụ: Khám và điều trị ngoại trú các bệnh tâm thần; Đánh giá tâm lý; Thực hiện Điện tâm đồ và điện não đồ; Thực hiện các liệu pháp tâm lý; Điều trị ban ngày cho các bệnh nhân tâm thần; Phục hồi chức năng tâm thần cho các bệnh nhân tâm thần; Đào tạo kỹ năng tâm lý cho trẻ em và gia đình; Xử trí sơ cứu các trường hợp cấp cứu…

Bệnh viện điều trị các bệnh về: Rối loạn giấc ngủ (Mất ngủ, ngủ nhiều, ác mộng, mộng du); Rối loạn liên quan tới stress (Suy nhược, ám ảnh, hoảng sợ, rối loạn sự thích ứng và rối loạn liên quan sự kiện mất mát); Rối loạn liên quan nghiện (Nghiện rượu, nghiện ma túy); Rối loạn cảm xúc (trầm cảm, lo âu, hưng cảm, cảm xúc dao động); Rối loạn tâm lý ở phụ nữ các giai đoạn: Dậy thì, mang thai, sinh đẻ, mãn kinh; Các vấn đề ở trẻ em và vị thành niên (Tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý, đái dầm, tic, rối loạn cảm xúc và hành vi); Rối loạn tâm thần người già (trầm cảm, sa sút trí tuệ (mất trí), mê sảng)…

Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Tâm thần Hòa Khánh

Kinh nghiệm khám bệnh ở Bệnh viện Tâm thần Hòa Khánh


Bên cạnh công tác khám, chữa bệnh, Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng (hay còn gọi Bệnh viện Tâm thần Hòa Khánh) còn chú trọng đến việc truyền tải thông tin, kiến thức đến nhiều người để hiểu hơn vì sao cần chăm sóc sức khỏe tinh thần. Chính vì vậy, bệnh viện đã xây dựng website thân thiện, hiện đại. Tại đây cung cấp nhiều thông tin bổ ích về các loại bệnh cũng như hoạt động, dịch vụ mà bệnh viện cung cấp.

Điều này cũng giúp xóa tan định kiến của nhiều người về “cứ vào viện tâm thần là thấy u ám, khó chịu”. Bởi nơi đây, sau khi được điều trị, lúc tỉnh táo người bệnh còn được tham gia nhiều hoạt động, sinh hoạt, cùng nhau dệt chiếu, may áo, làm hoa vải đủ sắc màu. Sản phẩm họ làm ra rất tinh xảo, đẹp.


Các hoạt động của bệnh viện


Số điện thoại liên hệ các khoa/phòng Bệnh viện Tâm thần Hòa Khánh:

Họ và tên

Chức vụ

ĐTCQ

ĐTNR

ĐT DĐ

Phan Hữu Hảo

Trưởng phòng KHTH

3740193

 

0978688670

Huỳnh Thức

Phó phòng KHTH

3740193

 

0905111634

Trần Thiện Thanh

Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến & CSSKTTCĐ

 

 

0914135140

Nguyễn Cửu Thanh

Phó phòng Chỉ đạo tuyến & CSSKTTCĐ

 

 

0914112443

Nguyễn Thị Phương

Trưởng phòng TCKT

 

 

01222350188

Phan Thị Hạnh

Phó phòng TCHC

3842326

 

0917981194

Phạm Thị Phúc

Trưởng phòng Điều dưỡng

 

 

0905174451

Bùi Thị Anh Thư

Phó phòng Điều dưỡng

 

 

0935283183

Nguyễn Hữu Việt

Trưởng khoa cấp tính Nam

 

 

0905211537

Đỗ Văn Thanh Luân

Trưởng khoa cấp tính Nữ

 

 

0903596349

Lê Thị Thu Nga

Trưởng khoa PHCN

 

 

0905212477

Trương Văn Trình

Trưởng khoa PYTT&CNC

 

 

0914146752

Đào Thị Diệu Hiền

Trưởng khoa Khám bệnh

 

 

05113600698

Trần Thị Hải Vân

Trưởng khoa Tâm thần Trẻ em

 

 

0905989268

Trần Thị Hoa

Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

 

 

0905070721

Nguyễn Thị Minh Hồng

Trưởng khoa Dinh dưỡng

 

 

0983492502

Quy trình khám Bệnh viện Tâm thần Hòa Khánh

Quy trình khám bệnh bao gồm 5 bước:

Bước1: Bệnh nhân được tiếp đón và hướng dẫn tại bàn hướng dẫn. Tại đây bệnh nhân đến nộp hồ sơ giấy tờ, sau khi xem xét, giấy tờ đã hợp lệ được chỉ đến phòng bác sỹ khám sau khi đo mạch nhiệt huyết áp.

Bước 2: Bệnh nhân được khám tại phòng khám bác sĩ. Nếu bệnh nhân chỉ được khám lâm sàng không làm xét nghiệm thì được bác sĩ kê đơn. Nếu bệnh nhân được bác sĩ cho đi làm xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh thì sau khi làm xong các xét nghiệm bệnh nhân trở lại phòng bác sĩ để được kê đơn.

Bước 3: Bệnh nhân tự mang đơn thuốc đến phòng bảo hiểm để làm phơi thanh toán bảo hiểm, các phơi thanh toán của bệnh nhân được điều dưỡng mang lại phòng bác sĩ kí tên, đóng dấu và mang đến phòng thu viện phí.

Bước 4: Tại phòng thu viện phí bệnh nhân được gọi tên đến nộp tiền, nhận lại đơn thuốc phơi thanh toán bảo hiểm.

Bước 5: Bệnh nhân mang phơi bảo hiểm đã được thanh toán đến phòng cấp thuốc, kí tên vào phơi và nhận thuốc.

Đối với người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật

1. Người bệnh được điều dưỡng viên, hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện chuẩn bị trước phẫu thuật, thủ thuật theo yêu cầu của chuyên khoa và của bác sĩ điều trị.

2. Trước khi đưa người bệnh đi phẫu thuật, thủ thuật, xét nghiệm điều dưỡng viên phải:

- Hoàn thiện thủ tục hành chính: Xác định lại chính xác Họ và tên; Tuổi; Giới tính; ngày vào viện; số giường; buồng bệnh đang nằm.

- Kiểm tra lại công tác chuẩn bị người bệnh đã được thực hiện theo yêu cầu thủ thuật; xét nghiệm, thăm dò chẩn đoán.

- Đánh giá dấu hiệu sinh tồn, tình trạng người bệnh và báo cáo lại cho bác sĩ điều trị nếu người bệnh có diễn biến bất thường.

3. Điều dưỡng viên chuyển người bệnh đến nơi làm thủ thuật, xét nghiệm thăm dò chẩn đoán (siêu âm, Xquang, CTscanner…) và bàn giao người bệnh, hồ sơ bệnh án (hoặc phiếu chỉ định cận lâm sàng) cho người được phân công chịu trách nhiệm tiếp nhận của đơn vị thực hiện thủ thuật, xét nghiệm, thăm dò chẩn đoán…

Quy định về cấp giấy chứng nhận cho bệnh nhân tâm thần

Các yêu cầu để được cấp giấy chứng nhận là: Đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận (ghi rõ mục đích của việc cấp giấy chứng nhận - có ảnh của người muốn cấp giấy chứng nhận); Các giấy tờ liên quan: 1 bộ chính và 1 bộ photo.

Các đối tượng được cấp giấy chứng nhận:

- Đối với bệnh nhân đã điều trị nội trú:
+ Chẩn đoán dựa vào chẩn đoán khi ra viện.
+ Trường hợp có các chẩn đoán khác nhau trong các lần nhập viện: phải thông qua ý kiến của trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp/ Ban Giám đốc.
+Trường hợp chỉ theo dõi chẩn đoán: ghi rõ “chưa có chẩn đoán xác định”.

- Đối với bệnh nhân đang điều trị nội trú:
+ Nếu đã được chẩn đoán xác định: ghi rõ chẩn đoán.
+ Nếu chưa có chẩn đoán: ghi rõ “chưa có chẩn đoán xác định”.

- Đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú:
+ Trường hợp chậm phát triển tâm thần mức độ nặng trở lên hoặc có kèm theo các dị tật cơ thể khác: có thể chẩn đoán ngay.
+ Trường hợp chậm phát triển tâm thần mức độ nhẹ hoặc trung bình: dựa vào đánh giá lâm sàng các test đánh giá trí tuệ.
+ Đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt: phải có hồ sơ điều trị ngoại trú được làm bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
+ Đối với bệnh nhân động kinh: phải có hồ sơ điều trị ngoại trú kèm theo kết quả điện não đồ.
+ Đối với các bệnh nhân loạn thần: phải có ít nhất 4 lần khám và được thực hiện test Rorschach.
+ Đối với các dạng tâm thần khác: phải có ít nhất 4 lần khám.

Quy trình:

- Khoa Khám bệnh tiếp nhận các đơn xin cấp giấy chứng nhận.
- Xem các hồ sơ và đóng dấu vào các bảng photo tài liệu
- Bác sĩ khám để đánh giá và viết vào giấy chứng nhận.
- Chuyển tất cả các hồ sơ cho Ban Giám đốc ký xác nhận.
- Các tài liệu: đơn xin giấy xác nhận- các bảng photo tài liệu- các giấy tờ liên quan được lưu trữ tại phòng Kế hoạch Tổng hợp.
- Ghi vào sổ theo dõi giấy xác nhận tại Khoa Khám bệnh.
- Trao giấy xác nhận cho người xin xác nhận.

Bảng giá Bệnh viện Tâm thần Hòa Khánh


Bảng giá dịch vụ kỹ thuật:


Bảng giá viện phí:


Cách đặt lịch khám ở Bệnh viện Tâm thần Hòa Khánh

Hiện, Bệnh viện Tâm thần Hòa Khánh đã triển khai đăng ký khám chữa bệnh tại website http://benhvientamthan.danang.gov.vn. Bạn đọc có thể làm theo các bước sau để đăng ký:

Bước 1: Truy cập website http://benhvientamthan.danang.gov.vn

Bước 2: Điền đầy đủ thông tin của người đến khám về: Họ và tên, ngày sinh, số di động, email, ngày khám (chỉ được hẹn trước trong vòng 2 tuần), số người dến khám trong cuộc hẹn (ví dụ bạn đặt hẹn để khám cho mẹ và con là 2), yêu cầu khám…

Bước 3: Hệ thống sẽ gửi Email và tin nhắn SMS sau khi đăng ký thành công.

Bước 4: Khi đến đăng ký khám chữa bệnh, vào thẳng quầy dành cho đối tượng ưu tiên. Bạn có thể In hoặc mở Phiếu hẹn giờ điện tử; Mở tin nhắn SMS để xác nhận lịch hẹn khám tại bệnh viện trước đó.

Ngoài ra, bạn đọc có thể liên hệ trự tiếp đến số điện thoại 0236 1022 để được tư vấn hẹn giờ.

Địa chỉ và số điện thoại Bệnh viện Tâm thần Hòa Khánh

193 Nguyễn Lương Bằng, P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
ĐT: 0236.3.842.326
Cấp cứu: 0236 3842 326
Email: tutrung.lttrungdn@gmail.com

Phương Nguyễn (Tổng hợp)
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X