Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh nhân tiểu đường bị lao phổi, nên điều trị thế nào?

Câu hỏi

Em chào AloBacsi, Má em 61 tuổi, bị bệnh tiểu đường 15 năm. Má luôn kiểm tra định kỳ nồng độ đường trong máu và thực hiện chế độ ăn kiêng, có thể nói là chưa có biến chứng. 10 ngày gần đây, má có dấu hiệu ho kéo dài, ho ra máu, đi chụp X-quang và làm một số xét nghiệm cho thấy bị lao phổi (ở BV Đà Nẵng), nhưng BS ngoài đấy không cho toa thuốc điều trị mà chỉ định về BV huyện của Quảng Ngãi nhận thuốc theo Chương trình phòng chống và điều trị bệnh lao. Em đọc thông tin trên mạng, được biết là phần lớn sau 5 năm mắc bệnh tiểu đường, bệnh lao phổi là "người bạn song hành" với bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, tìm hiểu về cách điều trị cùng lúc cho hai bệnh này thì thấy khó khăn trong điều trị, em rất lo cho sức khỏe của má. Em mong AloBacsi tư vấn thêm cho em về cách điều trị thế nào cho tốt. Nếu má em muốn khám lại và điều trị thì nên đến đâu, BV nào ở TPHCM (má em khám BV Đà Nẵng rồi)? Em xin chân thành cảm ơn! (Khánh Hồng - hong...@yahoo.com)

Trả lời

BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy

BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy

Bác sĩ - Phòng khám Hoàn Mỹ - Sài Gòn, Bệnh viện An Bình

Ảnh minh họa - nguồn internet 
Ảnh minh họa - nguồn internet

Chào Khánh Hồng,

AloBacsi rất thông cảm với nỗi lo lắng của em về bệnh của mẹ em.

Thông thường, khi phát hiện bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thì sau 5 năm đã xuất hiện biến chứng, đôi khi biến chứng xuất hiện ngay lúc phát hiện bệnh (ví dụ khám mắt vì nhìn mờ là do biến chứng mắt của bệnh ĐTĐ).
 
Mẹ em bị ĐTĐ khoảng 15 năm, chắn chắn đã có những biến chứng của bệnh nhưng có lẽ âm thầm mà mẹ em không phát hiện ra (ví dụ biến chứng mạch máu nhỏ: ở mắt, ở thận như tiểu đạm vi thể..., hay  biến chứng thần kinh ĐTĐ...), nếu bác sĩ tầm soát kỹ sẽ có...
 
Đúng là lao phổi hay đi kèm bệnh ĐTĐ, và vấn đề điều trị lao sẽ khó khăn hơn nếu đường huyết không kiểm soát tốt. Bên cạnh đó, thuốc viên trị ĐTĐ hay có các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và ảnh hưởng lên gan thận, thuốc điều trị lao cũng có nhiều tác dụng phụ rất khó chịu. Chính 2 điều này làm cho bệnh nhân khó tuân thủ điều trị, uống thuốc không đều và không đủ...nên dễ gây tình trạng lao tái phát hay lao kháng thuốc (Đây là vấn đề gây khó khăn cho BS điều trị và nguy hiểm cho bệnh nhân và cộng đồng.).

Thông thường bệnh nhân lao sẽ được điều trị, theo dõi và quản lý tại các Tổ chống lao Quận/Huyện nơi cư ngụ, và tại đây, bệnh nhân được cấp thuốc miễn phí theo Chương trình Chống lao quốc gia. Mẹ em có thể điều trị theo hướng này, đồng thời khám định kỳ BS chuyên khoa nội tiết để kiểm soát đường huyết tốt, nếu cần thiết sẽ chuyển thuốc viên uống trị ĐTĐ thành thuốc chích (Insulin) để giảm bớt các tác dụng phụ của thuốc uống.

Nếu có điều kiện kinh tế, em có thể đưa mẹ khám tại BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM, khi bệnh lao tạm ổn, có thể uống thuốc toa ngoại trú và tái khám hàng tháng.
 
Chúc mẹ em có nhiều sức khỏe chuẩn bị cho đợt điều trị sắp tới.
 
Thân mến,


AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X