Hotline 24/7
08983-08983

Bao lâu có thể tập đi sau gãy kín xương mác?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Em bị gãy kín xương mác ở vị trí 1/3 dưới chân trái không bị di lệch, đã nẹp cố định 19 ngày mà sao vẫn bị sưng bàn chân khi bỏ xuống thấp và cứ có cảm giác tê tê khó chịu ạ? Thời gian bao lâu sẽ có thể tập đi lại được ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Gãy xương mác bao lâu thì đi được? Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Gãy xương mác bao lâu thì đi được? Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Bạn thắc mắc "gãy xương mác bao lâu thì đi được", Bác sĩ Lan Hương giải đáp như sau:

Thời gian hồi phục trung bình sau gãy xương ở người trẻ khỏe là 4-6 tuần. Bởi vì, gãy xương làm xáo trộn hệ thần kinh - mạch máu quanh khu vực đó, lưu thông mạch máu không được tốt như trước đây, ngoài ra, chân còn chịu thêm ảnh hưởng của trọng lực và sức nặng cơ thể đè lên nên khi em đi lại hoặc đứng thì phần dưới của chân sẽ sưng nề và tê. Tình trạng này là lành tính, có đặc điểm là sưng nề khi đi lại, đứng lâu, bỏ chân xuống thấp, sưng nề tăng dần vào cuối ngày nhưng sẽ giảm khi kê chân cao, khi xoa bóp, ít sưng hơn vào buổi sáng; khác với sưng nề do viêm là sẽ có kèm nóng đỏ đau, không cải thiện nhiều khi kê chân cao và sẽ tiến triển nặng hơn nếu nguyên nhân viêm không được giải quyết.

Thời điểm này em đã có thể và cần thiết tập vật lý trị liệu - phục hồi chức năng. Bởi vì việc tập luyện này sẽ giúp cho xương lành nhanh hơn, hạn chế teo cơ do bất động. Bắt đầu bằng tập co gồng cơ trong bột để máu lưu thông tốt, các bài tập phục hồi chức năng phức tạp hơn thì em cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng để được hướng dẫn trực tiếp một cách chính xác, tránh tập sai.

Song song đó, em cần ăn uống đầy đủ chất là tốt nhất vì quá trình lành vết thương không chỉ cần canxi mà còn cần các chất khác như đạm, các vi khoáng chất, vitamin... không hút thuốc lá, không bia rượu, em nhé.

Hy vọng những thông tin về "gãy xương mác bao lâu thì đi được" giúp ích cho bạn.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Xương mác giúp ổn định và hỗ trợ cẳng chân, mắt cá và các cơ chân. Xương mác chạy song song với xương chày, gắn vào khớp mắt cá chân và khớp gối.

Xương mác chỉ chiếm 17% trọng lượng cơ thể. Gãy xương mác xảy ra khi có áp lực lớn tác động vào xương nhiều hơn sức tải của nó.

Bạn cần đi cấp cứu ngay nếu bạn nghĩ mình có thể bị gãy xương, đặc biệt nếu gãy xương hở da và nhìn thấy xương lòi ra.

Có hai loại phẫu thuật chính nếu bệnh nhân cần:

- Nắn xương kín bao gồm sắp xếp xương trở lại vị trí ban đầu mà không cần phải rạch da ở chỗ gãy;
- Nắn xương hở và sắp xếp cố định xương bị gãy về vị trí ban đầu bằng cách sử dụng tấm kim loại, đinh vít và thanh nẹp.

Thời gian phục hồi xương phụ thuộc vào các yếu tố như:

- Mức độ nghiêm trọng của thương tích và các thương tích khác
- Tuổi tác
- Mức độ tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Phẫu thuật
- Thời gian tiến hành vật lý trị liệu
- Các tình trạng khác.

Trong thời gian phục hồi, bác sĩ sẽ lên kế hoạch theo dõi X-quang để đảm bảo xương được chữa lành đúng cách.

Các mẹo tại nhà:

- Nằm nghỉ và nâng chân bó bột lên cao
- Sử dụng nạng để tránh làm tổn thương chỗ gãy
- Có chế độ ăn nhiều chất dinh dưỡng như vitamin D, canxi và kẽm để phục hồi xương.
- Cung cấp đủ lượng calo và protein cho cơ thể
- Uống thuốc giảm đau và chống viêm nếu cần thiết để giảm đau và sưng tấy.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X