Hotline 24/7
08983-08983

Viêm mũi dị ứng tái phát khi trời lạnh, dùng thuốc nào điều trị hiệu quả?

Trời lạnh không phải nguyên nhân trực tiếp gây viêm mũi dị ứng, nhưng đây là yếu tố quan trọng gây bùng phát các triệu chứng của căn bệnh này. Trước khi bước vào mùa đông giá rét, những lời khuyên từ TS.BS Bùi Thế Anh - Giám đốc Trung tâm Ung bướu và Phẫu thuật Đầu cổ - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương sẽ là hành trang hữu ích để bạn đối phó với viêm mũi dị ứng.

1. Dùng thuốc nào tốt, hiệu quả bền bỉ tránh tái phát viêm mũi dị ứng?

- Thưa BS, khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh có thể sử dụng thuốc nào để giải quyết hiệu quả các triệu chứng khó chịu do bệnh này gây ra ạ?

Thuốc kháng histamin tác động vào pha sớm trong chu trình sinh lý bệnh của viêm mũi dị ứng, vì vậy đây là lựa chọn để điều trị xuyên suốt dành cho tất cả các dạng viêm mũi dị ứng từ nhẹ đến trung bình-nặng, dựa theo các hướng dẫn điều trị của Mỹ, châu Âu và Bộ Y tế.

Do vậy, người bệnh khi có các triệu chứng viêm mũi dị ứng như ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi, nghẹt mũi có thể lựa chọn thuốc kháng histamin, ưu tiên thế hệ 2 hay còn gọi là thế hệ mới để làm giảm nhanh và hiệu quả triệu chứng, ít buồn ngủ, ít gây tác dụng phụ.

- Trong các thuốc kháng histamin thế hệ mới, người bệnh viêm mũi dị ứng nên lựa chọn loại nào là tối ưu nhất ạ?

Trong các nhóm thuốc histamin thế hệ 2, Fexofenadin chiếm ưu thế và thường trở thành lựa chọn đầu tay trong điều trị viêm mũi dị ứng. Khi đặt lên bàn cân thuốc thuốc kháng histamin thế hệ 2, các nghiên cứu cho thấy:

  • Fexofenadin có hiệu quả hơn Loratadin trong việc giảm các triệu chứng về ngứa mắt hoặc nghẹt mũi.
  • So với Cetirizin, hiệu quả của Fexofenadin tương đồng nhưng có thể làm giảm mức độ lơ mơ và chóng mặt đối ở nhiều bệnh hơn so với dùng Cetirizin.

Ngoài ra, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tính an toàn của Fexofenadin, khi dùng trong một thời gian dài, thuốc cũng tác dụng rất tốt và không gây ra những hậu quả đối với cơ thể con người. Fexofenadin vừa giúp cải thiện nhanh chóng hiệu quả các triệu chứng của viêm mũi dị ứng mà không gây các tác dụng phụ thường gặp ở các thuốc kháng histamin thế hệ cũ như buồn ngủ, khô miệng, chóng mặt, buồn nôn.

Tác dụng của thuốc sẽ bắt đầu sau khi uống khoảng 60 phút và có thể kéo dài cả ngày. Thông thường, với các bệnh lý viêm mũi dị ứng theo mùa sẽ giảm sau 2 tuần, viêm mũi dị ứng quanh năm sẽ giảm sau 4 tuần khi dùng Fexofenadin.

Thuốc kháng histamin thế hệ 2 với nhiều ưu điểm trong điều trị viêm mũi dị ứng so với thế hệ cũ (Ảnh minh họa)

- Trên thị trường có nhiều sản phẩm chứa fexofenadin, làm sao để người bệnh lựa chọn được thuốc chất lượng, hiệu quả và an toàn, thưa BS?

Fexofenadin thuộc danh mục thuốc OTC là thuốc không kê đơn, người bệnh có thể mua tại các nhà thuốc, quầy thuốc mà không cần toa chỉ định của bác sĩ. Người bệnh ưu tiên tiêu chí lựa chọn và sử dụng thuốc có thành phần Fexofenadin từ các nhà sản xuất đạt công nhận GMP, đây là tiêu chuẩn vàng để giúp xác định thuốc chất lượng, an toàn, hiệu quả.

Hiện, Telfor là một ứng cử viên sáng giá cho người bệnh viêm mũi dị ứng, với thành phần Fexofenadin, được sản xuất tại DHG Pharma trên dây chuyền đạt theo tiêu chuẩn Japan-GMP, đảm bảo quy định chất lượng của Bộ Y tế. Đồng thời có nhiều hàm lượng khác nhau 60mg, 120mg và 180mg cho người bệnh thuận tiện sử dụng. Trong đó, đối với dạng 60mg, người bệnh sử dụng 2 lần/ngày. Đối với dạng 120mg, 180mg, người bệnh nên sử dụng 1 lần/ngày.

- Liệu có cách nào để người bệnh đánh giá tình trạng viêm mũi dị ứng của mình đã cải thiện hay chưa, hoặc cần phải đi khám, thưa BS?

Người bệnh có thể đánh giá bằng thang điểm VAS hằng ngày (với mức điểm dao động từ 0-10) và cần được kết nối với bác sĩ gia đình để theo dõi tình trạng bệnh, qua đó giúp quyết định việc điều trị tiếp theo. Cụ thể:

- 0-2: bệnh nhân có cảm giác thoải mái, dễ chịu.

- 3-5: bệnh nhân có cảm giác hơi khó chịu.

- 6-8: bệnh nhân khó chịu, nghẹt mũi, đau nhức vùng mũi mặt.

- 9-10: bệnh nhân rất khó chịu.

Theo đó, nếu VAS ≥ 5/10 tức là mức độ nặng, bệnh nhân phải điều trị sớm và phối hợp với nhiều loại thuốc. Nếu VAS < 5/10 là mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ cần điều trị với một loại thuốc, ví dụ như chỉ cần sử dụng kháng histamin uống và theo dõi trong 48-72 giờ. Sau 48 giờ theo dõi, nếu:

- Thang điểm VAS < 5, nghĩa là có cải thiện, người bệnh tiếp tục điều trị bằng thuốc kháng histamin mà không cần sử dụng thêm thuốc thuốc khác.

- Thang điểm tiếp tục lớn hơn ≥ 5, tức diễn tiến xấu hơn, không đáp ứng điều thì người bệnh cần phải tiếp tục theo dõi trong vòng 7-14 ngày. Nếu thang điểm VAS giảm xuống < 5 thì bệnh nhân có thể giảm liều điều trị. Ngược lại, nếu diễn tiến xấu hơn thì bệnh nhân cần phải đi khám tại chuyên khoa phù hợp.

2. Đông về, những thói quen nào bạn nên làm và cần tránh khi bị viêm mũi dị ứng?

- Thời tiết giao mùa, trời lạnh tác động đến người bệnh viêm mũi dị ứng như thế nào, thưa BS?

Viêm mũi dị ứng thường xuyên tái phát, với những người nhạy cảm, chỉ cần một yếu tố tác động sẽ như “cò súng” có thể bật dị ứng bất kỳ lúc nào. Đây là bản chất của dị ứng, dai dẳng suốt đời. Và khi giao mùa, trời trở lạnh, nhiệt độ - độ ẩm trong không khí giảm đột ngột cũng như sự sản sinh sinh nhanh chóng các dị nguyên như phấn hoa, nấm mốc sẽ là những yếu tố thuận lợi để viêm mũi dị ứng sẵn có ở bệnh nhân khởi phát.

Trời lạnh là yếu tố quan trọng kích thích các triệu chứng viêm mũi dị ứng bùng phát (Ảnh minh họa)

- Vậy khi trời lạnh, người bệnh viêm mũi dị ứng nên làm gì để giảm cảm giác khó chịu do bệnh này gây ra?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh viêm mũi dị ứng cần lưu ý những vấn đề sau, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa, trời trở lạnh:

- Tránh hoặc giảm tiếp xúc với các dị nguyên

- Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ, ngực, mũi

- Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng khí, hút bụi thường xuyên

- Giặt giũ ga giường, phơi nắng

- Đeo khẩu trang khi ra ngoài

- Tăng cường sức đề kháng

- Bỏ thuốc lá, thuốc lào

- Điều trị triệt để các ổ nhiễm trùng ở mũi xoang và vùng răng miệng.

- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý 1 - 2 lần/ngày để làm sạch hốc mũi, giảm sưng viêm và giúp hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả.

- Xông mũi bằng nước ấm, nước muối hoặc nước có pha một chút tinh dầu bạc hà giúp thông mũi.

- Kiên trì rèn luyện thân thể, tập thể dục thường xuyên.

- Còn đâu là những thói quen mà người bệnh viêm mũi dị ứng cần tránh ạ?

Một số thói quen người bệnh cần tránh bao gồm:

- Tránh tổn thương niêm mạc mũi bằng việc không ngoáy mũi bằng tay

- Ăn uống tránh đồ sống, lạnh, tanh

- Tránh uống rượu, tránh khói thuốc lá

- Tránh stress, các chất kích thích và giảm sử dụng thuốc aspirin

- Tránh ra ngoài quá sớm khi thời điểm nhiệt độ còn thấp

- Tránh để điều hòa dội thẳng vào mặt

- Tránh tắm nước lạnh

- Tránh nuôi thú cưng. Nếu có sở thích nuôi thú cưng thì cần lưu ý, không để chúng sinh hoạt trong nhà, không ôm hôn hoặc đeo khẩu trang khi tiếp xúc với chúng.

- Tránh tự ý ngưng thuốc dù đã giảm triệu chứng.

Đừng quên giữ ấm khi mùa đông về để đề phòng viêm mũi dị ứng tái phát (Ảnh minh họa)

3. Viêm mũi dị ứng nhanh tái phát, làm gì để ngăn chặn từ gốc rễ?

- Viêm mũi dị ứng hay tái phát, nhờ BS gửi đến bạn đọc một vài lưu ý để có thể ứng phó hiệu quả với căn bệnh này ạ?

Nếu bệnh nhân biết được khi nào thì mình sẽ bị viêm mũi dị ứng thì cần tìm đến cơ sở y tế để được điều trị dự phòng trước, nghĩa là điều trị đón đầu mùa gây khởi phát dị ứng, chẳng hạn như: mùa có nhiều phấn hoa trong khí hay mùa có độ ẩm cao gây ẩm mốc nhiều…

Đồng thời, các bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn nên hạn chế tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng, ví dụ như:

- Hạn chế nuôi chó, mèo.

- Vệ sinh bụi bẩn trên các bề mặt.

- Giặt, thay vỏ gối nằm thường xuyên

Bên cạnh đó, bạn nên làm sạch không gian sống, giữ cho nhà cửa thông thoáng, không khí được luân chuyển, giữ cho độ ẩm vừa phải (trung bình 50%) và nhiệt độ vừa phải, vệ sinh những đồ dùng sử dụng hằng ngày, hạn chế sử dụng thảm lông hoặc chiếu để không tạo điều kiện cho bụi bám vào.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X