Hotline 24/7
08983-08983

Viêm gan B và những thói quen độc hại

Uống nhiều rượu, hút thuốc, thiếu ngủ, dùng thuốc tùy tiện, dễ nổi giận, ăn nhiều mỡ, hay ăn đêm là 7 thói quen độc hại với người mắc viêm gan B.

1. Uống quá nhiều rượu

Rượu sau khi vào cơ thể một lượng nhỏ thông qua quá trình trao đổi chất chủ yếu thực hiện ở gan. Nếu uống quá nhiều, rượu tích tụ trong gan đến một mức nhất định sẽ gây tổn thương gan.

Rượu rất có hại cho những bệnh nhân viêm gan B mãn tính. Virus viêm gan B và rượu khi cùng tồn tại sẽ gia tăng tổn hại cho gan, dẫn đến xơ gan, ung thư gan. Vì vậy, khuyến cáo người có viêm gan B không nên uống rượu và đồ uống có cồn.


2. Loạn dùng thuốc

Việc mua và sử dụng thuốc đúng liều, đúng lượng là khá khó khăn với người tiêu dùng. Việc sử dụng thuốc tràn lan sẽ chỉ khiến bệnh của bạn trở nên trầm trọng hơn!

Thuốc có ảnh hưởng nhất định đến các mô và các cơ quan của cơ thể. Thuốc sau khi vào cơ thể đa số được chuyển hóa qua gan. Khi sử dụng thuốc, gánh nặng của gan sẽ gia tăng, gây tổn hại cho gan. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi sử dụng.

Một số bệnh nhẹ như cảm lạnh không nên lạm dụng thuốc, hãy nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Nếu cần, hãy sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ và lựa chọn các loại ít gây tổn thương cho gan.

Những người nhiễm viêm gan B nên chú ý điểm sau:

- Cố gắng tránh dùng thuốc.

- Kịp thời thông báo với bác sĩ tình hình bệnh.

- Tránh sử dụng các loại thuốc có hại cho gan.

- Lựa chọn các loại thuốc ít có tác động đến chức năng gan.

- Thường xuyên kiểm tra chức năng gan trong thời gian sử dụng thuốc.

3. Thiếu ngủ

Trung y cho rằng, gan là bộ phận lưu trữ điều chỉnh các chức năng của máu. Nếu cơ thể được nghỉ ngơi trong trạng thái yên tĩnh, khi nhu cầu máu của các bộ phận được giảm xuống thì lượng máu đó được trở lại gan.

Nếu thiếu ngủ, hoặc nghỉ ngơi không hợp lí dẫn đến sự thiếu hụt của máu ở gan ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng tế bào gan.

Nên nghỉ ngơi từ 23h để có được giấc ngủ sâu vào 1-3h sáng. Nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày, người già là 7-9 tiếng.

4. Dễ nổi giận và bực tức


Nếu một người bị căng thẳng trong thời gian dài, tâm trạng không được giải tỏa, khiến khí không được lưu thông, gây tổn hại cho gan, có biểu hiện như tức ngực, đau xương sườn.

Hãy thường xuyên nói chuyện với người thân và bè bạn, đồng nghiệp để học cách điều hòa và khắc phục trấn áp trạng thái tâm lí. Học cách thích ứng với hoàn cảnh và các tình huống khó khăn.

5. Ăn nhiều dầu mỡ

Mỡ là thành phần dinh dưỡng quan trọng của cơ thể. Lượng mỡ thích hợp đưa vào cơ thể cung cấp năng lượng và duy trì chức năng sinh lý.

Tuy nhiên, dầu mỡ chính là kẻ thù số một của gan, người có gan không tốt nếu hấp thụ lượng chất béo cao sẽ tăng gánh nặng cho gan.

Bạn cần hết sức chú ý đến thói quen dinh dưỡng hàng ngày, đặc biệt là thành phần mỡ trong thức ăn, nên lựa chọn thức ăn thanh đạm, ít dầu mỡ, thay thế bổ sung các loại thực phẩm nhiều vitamin như hoa quả tươi.

6. Hay ăn đêm

Dinh dưỡng sau khi được hấp thụ vào cơ thể đều được chuyển hóa qua gan. Việc ăn đêm ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của gan, tăng gánh nặng cho gan. Ngoài ra, ăn đêm còn không có lợi cho các chức năng khác như: dạ dày, tì vị, thận, mật…

Những người mắc viêm gan B mãn tính tốt nhất không nên ăn đêm hoặc cố gắng giảm thiểu ăn đêm.

7. Hút thuốc lá


Khói thuốc sau khi được hít vào đều gây tổn hại với các cơ quan trong cơ thể ở những mức độ khác nhau, là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư và các bệnh khác.

Gan là cơ quan giải độc, sau khi bị nhiễm vi rút gan B, chức năng của gan giảm xuống, sự gia tăng nicotin trong cơ thể chất thêm gánh nặng cho gan và gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe.

Những bệnh nhân viêm gan B mãn tính tuyệt đối không nên hút thuốc.

Theo Dân trí

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X