Hotline 24/7
08983-08983

Uống rượu bia thường xuyên: 5 cơ quan nội tạng “bốc hơi” đáng giật mình

Rất khó để từ bỏ việc uống bia rượu, nhưng bạn hoàn toàn có thể hạn chế nếu biết rõ rằng sau khi rượu bia vào cơ thể, chúng sẽ phá hủy nội tạng của bạn nghiêm trọng thế này.

Một số ý kiến trước đây cho rằng, uống rượu bia với lượng vừa phải rất tốt cho sức khỏe của bạn, nhưng uống quá nhiều có thể gây ra hậu quả tai hại cho cơ thể, thậm chí ở mức nghiêm trọng khiến bạn giật mình.

Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu về lạm dụng rượu và nghiện rượu quốc gia Mỹ, nồng độ cồn trong máu sẽ tăng lên trong 10 phút sau lần uống đầu tiên. Nhưng mọi người nên lo lắng hơn về tác dụng lâu dài của rượu đối với cơ thể con người.

Tạp chí Y học Hoa Kỳ gần đây đã xuất bản một bài báo tóm tắt những tác hại mà rượu có thể gây cho năm cơ quan chính của cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu để biết quyết định việc bạn sẽ uống bia rượu như thế nào.

Những tác hại của rượu đến 5 cơ quan nội tạng quan trọng nhất:

1. Tim

Uống rượu bia thường xuyên: 5 cơ quan nội tạng “bốc hơi” đáng giật mình

Theo thời gian, uống quá nhiều có thể gây ra hiện tượng làm yếu dần sức mạnh cơ tim, dẫn đến lưu lượng máu vận chuyển đi đến các cơ quan trong cơ thể không đều.

Đó là lý do thực tế ở những người nghiện rượu thường bị bệnh cơ tim, có thể gây giãn và chảy xệ cơ tim. Bệnh nhân mắc bệnh cơ tim thường khó thở, rối loạn nhịp tim, mệt mỏi, gan to và ho dai dẳng. Uống rượu cũng làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và huyết áp cao.

2. Não

Uống rượu vào thời điểm ban đầu sau khi rượu vào cơ thể ngay lập tức sẽ mang lại cho não cảm giác phấn khích, nhưng tiếc rằng sau đó không lâu, nó lại có tác động tàn phá não bộ.


Uống rượu làm chậm việc truyền thông tin giữa các chất dẫn truyền thần kinh và ethanol có trong rượu có thể gây tổn thương cho nhiều bộ phận của não.

Việc gây tổn thương lâu dài đối với các chất dẫn truyền thần kinh não có thể dẫn đến những thay đổi trong hành vi và tâm trạng của người uống rượu, cụ thể là gây lo lắng, trầm cảm, mất trí nhớ và co giật.

Nếu tình trạng dinh dưỡng của người uống rượu ở trong điều kiện kém, phù não sẽ xảy ra và các triệu chứng kèm theo đáng sợ hơn là mất trí nhớ, nhầm lẫn, ảo giác, mất khả năng phối hợp cơ và không có khả năng hình thành ký ức mới.

3. Gan

Gan đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, kiểm soát nhiễm trùng và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có 2 triệu người mắc bệnh gan vì uống rượu bia quá nhiều.

Năm 2009, xơ gan được xếp hạng là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 12 trong số những người Mỹ và gần một nửa trong số đó có liên quan đến việc tiêu thụ rượu bia. Khoảng 1/3 các trường hợp ở Hoa Kỳ yêu cầu ghép gan cũng là do uống rượu.

4. Tuyến tụy

Uống bia rượu quá nhiều có thể làm rối loạn chức năng của tuyến tụy, khiến cho nó tiết ra quá nhiều enzyme bên trong, thay vì vận chuyển enzyme vào ruột non.

Sự tích tụ các enzyme trong tuyến tụy cuối cùng dẫn đến viêm, triệu chứng này được gọi là viêm tụy. Viêm tụy có khả năng diễn ra nhanh như một cơn đau cấp tính. Các triệu chứng bao gồm đau bụng, buồn nôn, nôn, tăng nhịp tim, tiêu chảy và sốt.

Tuy nhiên nó cũng có thể là một cuộc tấn công tụy có tính mãn tính, dẫn đến chức năng tuyến tụy hoạt động chậm, gây ra bệnh tiểu đường và thậm chí tử vong.

5. Thận

Tác hại của rượu bia đối với gan cũng sẽ kéo dài đến thận.

Do rượu có tác dụng lợi tiểu, làm cho thận không thể thực hiện chức năng điều chỉnh dòng chảy của chất lỏng cơ thể một cách bình thường, dẫn đến sự phân phối các ion natri, kali và clorua bị rối loạn, gây mất cân bằng điện giải.

Uống quá nhiều bia rượu cũng có thể dẫn đến huyết áp cao, đây là nguyên nhân lớn thứ hai gây suy thận.

Sau những tác hại khủng khiếp này lên sức khỏe, bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi nâng lên chén rượu, ngay kể cả bữa tiệc có vui đến đâu, bạn vẫn nên dừng lại càng sớm càng tốt.
Theo Vietnamnet

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X