Hotline 24/7
08983-08983

Tuổi trung niên và mối nguy đột quỵ

Đột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi. Song nếu trước đây căn bệnh này chỉ rình rập người già thì nay đã dịch chuyển dần về lứa tuổi trung niên. Nếu không chủ động phòng ngừa đột quỵ, nặng thì bạn sẽ đánh mất sinh mạng quý giá, nhẹ hơn là đối diện nguy cơ tàn phế.

1. Nỗi lo “ngã quỵ” ở tuổi trung niên

Tuổi 40 - 50, bạn nghĩ mình còn quá trẻ để ứng phó với một cơn đột quỵ? Song bạn có biết là, một báo cáo đăng trên tạp chí Đột quỵ cho thấy, khoảng 10-15% bệnh nhân đột quỵ nằm trong độ tuổi từ 18-50. Tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ tăng trung bình 2% mỗi năm.

TS.BS Đinh Vinh Quang -  Trưởng khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Nhân dân 115 lý giải, “trẻ” ở đây có nghĩa là, nếu trước đây, đột quỵ chủ yếu xảy ra ở người ngoài 60 tuổi do tình trạng lão hóa, chức năng một số cơ quan suy giảm, nhưng ngày nay ghi nhận phổ biến hơn ở người ngoài 40, 50 tuổi.

Sở dĩ đột quỵ đến gần với độ tuổi này hơn là bởi, thời điểm này sự lão hóa bắt đầu xuất hiện khiến các mạch máu dần trở nên xơ cứng, độ đàn hồi thành mạch giảm khiến mạch máu rất dễ nứt vỡ dưới áp lực cao. Bên cạnh đó, hàm lượng nước trong cơ thể ngày càng giảm khiến độ nhớt của máu tăng lên. Tất cả những điều này đều là yếu tố thuận lợi cho cục máu đông - nguyên nhân quan trọng của đột quỵ - hình thành.

Cục máu đông là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến đột quỵ (Ảnh minh họa)

“Ngoài ra, những vấn đề về sức khỏe như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu… thay nhau xuất hiện ở độ tuổi trung niên, do các thói quen không lành mạnh tích lũy từ thời trẻ như rượu bia, thuốc lá, ít vận động, căng thẳng, mất ngủ. Các bệnh lý này có mối quen hệ mật thiết với nhau và là nguy cơ hàng đầu của đột quỵ” - BS Đinh Vinh Quang cho biết.

Chưa kể, thời tiết cũng là yếu tố tác động đến nguy cơ xảy ra đột quỵ. Đặc biệt, khi nắng nóng gay gắt đổ bộ cũng là lúc bệnh đột quỵ vào guồng gia tăng. Một nghiên cứu cho thấy, nếu biểu đồ dao động nhiệt độ tăng thêm 5 độ C thì tỷ lệ đột quỵ sẽ tăng lên đến 6%.

Trong khi đó, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã bước vào giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm. Theo cơ quan khí tượng thủy văn, Nam Bộ đang trải qua đợt nắng nóng nhất năm do vùng áp thấp nóng phía tây bị nén về phía Nam. Riêng tại TPHCM, mức nhiệt được các chuyên gia đánh giá tăng hơn năm ngoái, nhiệt độ ngoài trời có thể trên 39-40 độ C. Với thời tiết nắng nóng oi bức này, nếu không chủ động phòng ngừa, đột quỵ có thể ập đến bất kỳ lúc nào.

2. Đừng chủ quan với đột quỵ và trả giá bằng sinh mạng

BS Đinh Vinh Quang nhấn mạnh, đột quỵ nếu chưa ập đến, bạn sẽ không tưởng tượng được nó tàn khốc đến mức nào. Đột quỵ sẽ khiến bạn đánh đổi rất nhiều thứ quý giá: sinh mạng, sự nghiệp và cả sự tự do. Một con số thống kê sẽ khiến bạn giật mình, trên toàn thế giới, hàng năm có khoảng 6 triệu người tử vong do đột quỵ, bệnh để lại hơn 80 triệu người sống trong tình trạng tàn phế.

Đột quỵ khiến bạn đánh đổi nhiều thứ quý giá (Ảnh minh họa)

Trên hết, trong thời gian đột quỵ, ước lượng các tế bào não bị chết đi tương đương với thời gian lão hóa của cơ thể. Cứ mỗi phút trôi qua sẽ có thêm gần 2 triệu tế bào thần kinh chết đi không thể phục hồi. Tổng số tế bào não của cơ thể lão hóa mất đi trong thời gian 36 năm mới bằng 1 lần đột quỵ. Do đó, một cô gái mới khoảng 25 tuổi nhưng chỉ cần 1 lần đột quỵ có thể trở thành bà già ngoài 60 tuổi.

Trong đột quỵ có hai điều may mắn nhất, đó là dễ nhận biết và hoàn toàn có thể phòng ngừa một cách hiệu quả. Hầu hết triệu chứng khởi phát là xây xẩm; chóng mặt; tê yếu tay chân; méo miệng; nói không rõ, đớ… Khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ, người thân không nên can thiệp bất cứ điều gì mà chỉ cần đưa họ đến bệnh viện cấp cứu.

3. Đừng khước từ cơ hội bảo vệ bản thân trước đột quỵ

“Để tránh các biến cố đáng tiếc do đột quỵ gây ra, cách tốt nhất là phòng vệ trước căn bệnh này. Hơn 80% các trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa được nếu kiểm soát chặt chẽ và lâu dài các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao, rung nhĩ, béo phì, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia.

Trong đó, để kiểm soát các bệnh mạn tính là nguy cơ của đột quỵ bằng cách không tự ý bỏ thuốc, tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ về dùng thuốc, tập luyện, dinh dưỡng, sống lành mạnh, năng vận động” - BS Vinh Quang cho biết.

Chủ động sống khỏe, chủ động phòng ngừa đột quỵ bằng bộ 3 sản phẩm NattoEnzym

Bên cạnh đó, theo chuyên gia có thể sử dụng thêm sản phẩm được chứng nhận phòng ngừa đột quỵ. Một lựa chọn tiện dụng và đáng tin cậy hiện nay đó chính là sử dụng bộ 3 thực phẩm bảo vệ sức khỏe NattoEnzym của Dược Hậu Giang.

Sản phẩm chứa thành phần chính là nattokinase có thể làm tan cục máu đông - tác nhân chủ yếu gây đột quỵ bằng cách trực tiếp tiêu hủy sợi fibrin (sợi tơ huyết hình thành nên cục máu đông) và kích thích một loạt các yếu tố khác trong máu tiêu hủy fibrin. Qua đó, đem lại hiệu quả ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả ở những người có nguy cơ cao.

Đặc biệt, bộ 3 NattoEnzym sử dụng nguồn nguyên liệu Nattokinase được sản xuất theo quy trình độc quyền của công ty JBSL (Nhật Bản). Theo quy trình này, sản phẩm có độ tinh khiết cao, loại bỏ gần như hoàn toàn vitamin K, giúp sản phẩm không bị tương tác với các loại thuốc kháng vitamin K.

Bên cạnh đó, cả 3 sản phẩm NattoEnzym hàm lượng 670 FU nattokinase/ viên, NattoEnzym hàm lượng 1000 FU nattokinase/viên và NattoEnzym Red rice bổ sung men gạo đỏ đều được đóng dấu của JINKA - Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản như một lời khẳng định về chất lượng, tính an toàn và nguồn gốc Nhật Bản của sản phẩm này.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X