Hotline 24/7
08983-08983

Câu hỏi

Bac si cho hoi viem gan b can che do an uong va nghi nghoi nhu the nao la hop ly a?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Chào bạn,

Viêm gan B là loại bệnh gây ra sự tổn thương gan bởi virus viêm gan B. Mặc dù người bị viêm gan B có nguy cơ mắc bệnh gan mạn tính và có thêm những nguy cơ cao mắc phải các bệnh lý về gan khác, bạn vẫn hoàn toàn có thể chủ động bảo vệ gan, cải thiện sức khỏe thông qua chế độ ăn uống phù hợp.

Chế độ ăn uống cho người viêm gan B

1. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng

Ngoài việc tìm hiểu người bị viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì và tuân theo, bạn cũng cần lưu tâm đến việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng gồm đạm, tinh bột, đường, chất béo, vitamin và các khoáng chất khác trong mỗi bữa ăn.

Bất cứ đối tượng nào cũng cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như tiền đề của một nền sức khỏe tốt. Đối với người viêm gan B, vấn đề dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt càng cần được chú ý hơn để người bệnh có thể duy trì sức và cải thiện được chức năng gan.

2. Chia nhỏ bữa

Chia nhỏ bữa ăn cũng là một phương pháp mà người bị viêm gan B có thể sử dụng để cải thiện sức khỏe. Khi thực hiện phương pháp này, ngoài việc bạn có thể kiểm soát được lượng calories và dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn một cách hiệu quả hơn, lợi ích bạn có được còn là kiểm soát lượng đường huyết và tăng khả năng trao đổi chất của cơ thể.

Bạn được khuyến khích thực hiện phương pháp chia nhỏ bữa ăn kết hợp với tập luyện và có một chế độ sinh hoạt lành mạnh để đạt được kết quả tốt nhất.

3. Chú ý cách chế biến và sử dụng gia vị

Người bị bệnh viêm gan B không cần phải áp lực bản thân vào những chế độ ăn uống hà khắc. Thay vào đó, bạn thay đổi cách chế biến món ăn cùng với việc sử dụng ít gia vị trong các món ăn hơn.

Bởi vì các dấu hiệu của bệnh viêm gan B thường không rõ ràng, thậm chí dễ bị bỏ qua vì bị nhầm lẫn với những triệu chứng thông thường khác. Để tránh bệnh có thể chuyển biến thành mạn tính, hoặc bị suy gan bạn có thể chủ động phòng tránh bằng cách thay đổi chế độ ăn sử dụng ít gia vị, chế biến sạch. Hạn chế đồ ăn có dầu mỡ và ngưng sử dụng rượu bia, các đồ uống có cồn cũng được khuyến cáo trong danh sách thực đơn người viêm gan B

4. Thực đơn cho người viêm gan B

Một khuyến cáo được đưa ra từ Hepatitis Foundation, việc ăn uống cho người viêm gan B tuy không cần phải chú ý quá nhiều yêu cầu kiêng cữ, nhưng vẫn có những yêu cầu sức khỏe nhất định nhằm tạo ra và duy trì cơ thể khỏe mạnh, giúp người bệnh có đủ sức đề kháng, giảm thiểu những triệu chứng của bệnh tối ưu.

Ăn uống cho người viêm gan B theo các chuyên gia y tế cần lưu ý những điểm sau đây:

Thịt nạc, cá

Các loại rau họ cải

Trái cây, ngũ cốc nguyên hạt

Hạn chế thực phẩm và đồ uống có đường

Hạn chế các thực phẩm có chứa chất béo bão hòa như mỡ, thực phẩm chiên trong dầu

Hạn chế ăn các động vật có vỏ sống như nghêu, trai, sò điệp,…

Một số chất bạn cần lưu ý để không nạp quá nhiều để tránh dẫn đến tình trạng tổn thương gan nghiêm trọng gồm:

·         Sắt (Nội tạng động vật, các loại đầu, gà tây, bông cải xanh)

·         Vitamin A

·         Vitamin B3

·         Vitamin C

·         Vitamin D

·         Bia rượu không nằm trong nhóm nước uống tốt cho người viêm gan B bởi trong rượu bia và những thức uống có cồn khác có chứa ethanol. Khi ethanol vào bên trong cơ thể sẽ tự động chuyển hóa thành một loại chất có hại cho gan, gây ra viêm gan và thoái hóa mỡ. Đó là lý do một người bình thường sử dụng quá nhiều bia rượu sẽ dễ gặp các vấn đề sức khỏe về gan. Người bị viêm gan B sẽ có nguy cơ cao mắc phải các bệnh lý nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan nếu sử dụng bia rượu.

·         Các loại chất kích thích như thuốc lá những loại thuốc kích thích và tăng cường hoạt động của hệ thần kinh trung ương có thể gây sức ép lên gan và gây tổn thương gan nặng. Hơn nữa, hậu quả từ chất kích thích đến những bộ phận khác như tim, não bộ, chế độ ăn cũng rất đáng báo động. Vì vậy, người bị viêm gan B cần loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng chất kích thích để giữ một nền sức khỏe ổn định.

·         Thức khuya sau 10 giờ tối.

Thân mến.

Câu hỏi liên quan

097460****

Tiếng kêu “rắc rắc”, “tách tách”… lúc di chuyển ở khớp gối có thể do tình trạng khớp gối của bạn đang gặp vấn đề...

Xem toàn bộ

093844****

Nếu không có gãy xương, không có vết thương hở và em cũng tích cực chăm sóc chỗ bị thương thì khoảng 7-10 ngày...

Xem toàn bộ

090790****

Triệu chứng đau mông 1 bên có thể gặp trong giai đoạn đầu của nhọt mông, viêm mô tế bào...

Xem toàn bộ

098556****

Nếu bé sốt cao từ 38.5 độ trở lên, em cho bé uống thuốc hạ sốt với liều lượng...

Xem toàn bộ

089675****

Triệu chứng của em thường gặp trong viêm bàng quang, nhiễm trùng tiểu dưới, bệnh lý phụ khoa...

Xem toàn bộ

089576****

Trẻ không thể ngồi xổm được thì có nguy cơ bị lệch trục xương đùi...

Xem toàn bộ

Tìm câu hỏi tư vấn qua hotline

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình