Hotline 24/7
08983-08983

Câu hỏi

Mình bị men gan cao nên ăn uống thế nào để cải thiện tình trạng này thưa bác sĩ? khi lên khám ở bệnh viện có cần xét nghiệm máu trước k ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Chào bạn,

Trước hết, men gan có nhiều loại, gồm AST, ALT, GGT, ALP, mỗi loại tăng sẽ có ý nghĩa khác nhau. Loại men gan hay được kiểm tra trong khám sức khỏe định kỳ là AST và ALT, là 2 loại men gan đặc trưng cho tình trạng viêm của tế bào gan.

Loại men gan GGT được kiểm tra ở người có tiền căn uống rượu vì men gan này thường tăng do rượu và ứ mật, khi nghi ngờ viêm gan ứ mật thì bs thường kiểm tra cùng lúc GGT và ALP, còn nếu chỉ nghi ngờ do rượu thì chỉ làm GGT thôi.

Tăng men gan chứng tỏ tế bào gan đang bị tổn thương, đang bị viêm, cần phải tầm soát các nguyên nhân làm gan bị tổn thương.

Nguyên nhân viêm gan có thể do thuốc, viêm gan do rượu giai đoạn hồi phục (uống rượu bia cách đây nhiều ngày, hiện gan đang hồi phục), viêm gan nhiễm mỡ không do rượu, viêm gan siêu vi, viêm gan tự miễn...

Giá trị men gan tăng không thể hiện được chức năng gan thế nào, nên không nói được là bệnh gan nặng đến đâu, ví dụ như viêm gan cấp men gan tăng cao nhưng sẽ về bình thường, còn viêm gan mạn thì men gan tăng không cao nhưng tiên lượng xấu hơn vì có thể dẫn tới xơ gan.

Nhìn chung, nếu chỉ biết có tăng men gan, nhưng chưa rõ nguyên nhân, bạn nên khám chuyên khoa gan mật thêm để xác định bệnh và tư vấn hướng xử trí thích hợp. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ thường có chỉ định thêm xét nghiệm máu và siêu âm bụng, bạn chú ý đừng ăn sáng khi đi khám để có thể làm được hầu hết các xét nghiệm cần thiết.

Trong thời gian này, bạn cần ăn uống đầy đủ chất, không uống bia rượu, không tự ý uống thuốc không rõ loại có thể đẩy vào suy gan cấp (thuốc nam, bắc, đông y truyền miệng không do bs có bằng cấp và nắm rõ bệnh gan kê toa).

Câu hỏi liên quan

097460****

Tiếng kêu “rắc rắc”, “tách tách”… lúc di chuyển ở khớp gối có thể do tình trạng khớp gối của bạn đang gặp vấn đề...

Xem toàn bộ

093844****

Nếu không có gãy xương, không có vết thương hở và em cũng tích cực chăm sóc chỗ bị thương thì khoảng 7-10 ngày...

Xem toàn bộ

090790****

Triệu chứng đau mông 1 bên có thể gặp trong giai đoạn đầu của nhọt mông, viêm mô tế bào...

Xem toàn bộ

098556****

Nếu bé sốt cao từ 38.5 độ trở lên, em cho bé uống thuốc hạ sốt với liều lượng...

Xem toàn bộ

089675****

Triệu chứng của em thường gặp trong viêm bàng quang, nhiễm trùng tiểu dưới, bệnh lý phụ khoa...

Xem toàn bộ

089576****

Trẻ không thể ngồi xổm được thì có nguy cơ bị lệch trục xương đùi...

Xem toàn bộ

Tìm câu hỏi tư vấn qua hotline

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình