Kênh Truyền thông - Tư vấn sức khỏe
Câu hỏi
Con khám ở BV Đại học Y Dược phát hiện bị suy van tĩnh mạch sâu 2 chi dưới. Đã uống thuốc nhưng không thuyên giảm. Xin bác sĩ tư vấn
Trả lời
Bạn thân mến,
Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy van tĩnh mạch chi dưới là từ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân.
Suy giãn tĩnh mạch sâu ở chân thì nguy hiểm hơn vì dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại ở chân sẽ gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, vọp bẻ (chuột rút) về ban đêm... có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành (nhất là ở người già), chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạnh nông, viêm tĩnh mạch nông suy van tĩnh mạch chi huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu...
Nguyên nhân là do tổn thương chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên, do thoái hóa theo tuổi, tư thế sinh hoạt, béo phì…
Để điều trị và phòng bệnh, bên cạnh việc sử dụng thuốc, cần loại bỏ những thói quen có hại là đứng lâu, ngồi lâu, đi nhiều, khiêng vác nặng, béo phì. Nếu công việc buộc phải đứng lâu, ngồi lâu thì bạn nên mang thêm vớ áp lực ngừa suy giãn tĩnh mạch.
Như vậy, trước mắt bạn cần kiểm tra lại đã thực hiện tốt, loại bỏ các thói quen gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả điều trị chưa. Nếu chưa thì nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ song song với việc sử dụng thuốc theo chỉ định. Trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp trên cùng với uống thuốc nhưng bệnh không cải thiện thì bạn nên quay trở lại bệnh viện để được đánh giá và đưa ra giải pháp khác phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
Thân ái!
Câu hỏi liên quan
096165****
Triệu chứng sốt ho, người đau nhức và tiêu chảy thì có khả năng cao là đang nhiễm siêu vi...
Xem toàn bộ088687****
Trong quá trình điều trị Hp mà em tăng cảm giác của trào ngược dạ dày thực quản nhiều thì có thể bổ sung thêm gói trung hòa acid dạ dày...
Xem toàn bộ090676****
Khả năng do trong quá trình nhai hay cắn thức ăn bạn thường xuyên gắn vào vị trí này gây kích thích niêm mạc, tổn thương...
Xem toàn bộ089956****
Một số trường hợp trẻ có bệnh lý tiềm ẩn như bệnh lý về máu thì sẽ dễ nổi hạch hơn các trẻ khác...
Xem toàn bộ097460****
Tiếng kêu “rắc rắc”, “tách tách”… lúc di chuyển ở khớp gối có thể do tình trạng khớp gối của bạn đang gặp vấn đề...
Xem toàn bộBài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình