Trạm y tế "đổi tên" theo người y sĩ: Trạm xá... bà Mây!
Người phụ nữ ấy gắn liền mấy mươi năm tuổi trẻ với những trạm xá đặt giữa núi rừng heo hút, chăm sóc sức khỏe bà con vùng cao...
Đào Ngọc Giang - Tay xe máy cự phách của xứ Mường Trời (phu quân đồng nghiệp tôi ở báo Điện Biên Phủ) hết trọn 5 giờ đồng hồ, mới qua nổi độ đường 150 cây số men theo biên giới Việt - Lào tha xếch tôi tới xã Chà Nưa, huyện Mường Chà, Điện Biên. Dừng xe. Hỏi cô gái người Mông:
Về Trạm y tế Chà Nưa còn bao xa nữa? Khuôn mặt trẻ măng, tươi tắn, tiếng Kinh chưa sõi, nhưng giọng vồn vã chân tình: - Ồ. Về trạm xá bà Mây hả? Mẹ hiền của dân bản ta đó. Không xa đâu. Hai... ba... cây nữa thôi. Đi là tới ngay mà!...
Chị Mây - Trưởng trạm y tế Chà Nưa.
Đoán độ đường, nhìn mạn phải, hun hút dưới chân núi, tấm biển xanh chữ trắng, chăng ngang hiện lên: “Trung tâm y tế huyện Mường Chà/Trạm y tế xã Chà Nưa”. Xe chuệnh choạng men theo lối dốc ngoằn ngoèo lởm chởm những đá là đá; rợn hết cả tóc gáy, tôi quắp chặt lấy eo người lái để xuống trạm...
Ấy là ngày mồng 3 - dịp nghỉ Quốc lễ 2/9/2010. Vậy mà, các gian nhà cấp phát thuốc, phòng tiêm, buồng khám bệnh, buồng điều trị, phòng sản, phòng kế hoạch gia đình... vẫn sôi động không khí làm việc.
Trạm trưởng Nguyễn Thị Mây, người chúng tôi cất công tìm gặp, buông lời điềm nhiên: - "Bệnh tật có chừa giờ giấc cho ai đâu. Ở đây dân bản không có khái niệm ngày nghỉ, giờ nghỉ cho nên gần như ngày nào chúng em cũng làm việc bình thường. Với lại, nghề của chúng em ở chốn heo hút này, dân bản có bệnh tìm đến trạm xá, tìm đến thầy thuốc là chúng em vui rồi.
Các anh biết không, mấy chục năm trước đây, em làm Trưởng trạm y tế xã Nậm Hàng, huyện Mường Nhé, dân nghe theo Vàng Chứ nên hễ ốm đau, bệnh tật là tìm đến thầy mo cậy nhờ cúng bái. Dịch lỵ xảy ra. Thầy mo ra phép. Thầy cúng vái lấy vái để. Cái chết vẫn rình rập khắp bản này bản nọ.
Dạo ấy, cả trạm y tế của em phải vào cuộc bằng cách bám lấy dân, tìm đến dân, đem thuốc của Chính phủ phát cho dân. Chúng em thay nhau lên tận bản Hồi Chát, Nậm Nàn, trèo đèo lội suối đến từng ngôi nhà của người Mông cheo leo vắt vẻo trên sườn núi ở chốn mây sương để thuyết phục họ; kèm họ uống thuốc bằng được trước mặt mình.
Khám bệnh cho nhân dân.
Tám năm nay, Mây về gắn bó với trạm y tế xã Chà Nưa, huyện Mường Chà, thân thương như gốc gác quê đẻ ở Vũ Tây, Kiến Xương, Thái Bình. Hỏi chuyện Chà Nưa, Mây vanh vách kể rằng: Xã có 7 bản, 456 hộ, dân số 2.368 người, nhưng diện tích có tới 9.832,7 ha, toàn là núi cao vực thẳm. Số hộ nghèo 116/456 hộ. Số người nghèo 626/2.368 người. Có 4 dân tộc anh em: Thái, Mông, Mường, Kinh...
Hỏi công việc của trạm y tế, Mây bảo: Trạm có 6 cán bộ (3 nam, 3 nữ), gồm 5 y sĩ, 1 nữ hộ sinh. Mây là trạm trưởng. Trạm phó là y sĩ đa khoa Lò Văn Tướng, dân tộc Thái ở Điện Biên mới lên, khá thạo nghề.
Hỏi việc, giọng Mây tênh tênh: Mấy năm trước vất vả lắm. Người của trạm phải tìm đến với bệnh nhân tại bản, tại nhà. Phải cấp thuốc cho họ, kèm cặp họ uống từng viên thuốc. Nay thêm người, đỡ việc, dân đau ốm đã biết tìm về trạm y tế.
Ngoài công việc chuyên môn cụ thể, trưởng trạm phải bao quát chung; gắn kết các cán bộ của trạm bằng cách phân công phụ trách việc, phụ trách bản. Mỗi khi xuống bản phải thực hiện các công việc: truyền thông phòng chống bệnh tật, kiểm tra dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh nơi ăn ở, môi trường sinh sống, an toàn thực phẩm, sinh đẻ, bảo hiểm... theo chương trình, kế hoạch đã định.
Xã rộng, bản làng cao, xa. Bản Nậm Đích của người Mông cách trạm tới 47 cây số đường núi, chỉ mùa khô mới dễ dàng lên tới. Những nơi này thường yếu kém về các công trình vệ sinh, về cách ăn ở. Để “cuốn chiếu”công việc cho từng bản, Mây tìm cách “dựa” vào “uy quyền” của xã, họp Ban chăm sóc sức khỏe, rồi họp với các trưởng bản.
Về bản, trưởng bản triệu dân tới họp, nói lời khai mạc, kế đó Mây và cán bộ y tế của trạm tuyên truyền giải thích cặn kẽ lý do của công việc và cách thức làm. Vì thế, từ chỗ “trắng”, nay công trình vệ sinh tiêu chuẩn của xã đạt tới trên 65%. Biết cách truyền thông sát thực nên Chà Nưa rất ít người sinh con thứ 3; xã cũng không còn cảnh cúng bái chữa bệnh, không có ai nghiện hút, không có người nhiễm HIV.
Ốm đau, dân bản biết tìm về trạm y tế xã bất cứ lúc nào, kể cả đêm hôm khuya khoắt nhờ khám bệnh, xin cấp thuốc; xin đặt vòng, nhờ tư vấn cách thức phòng chữa bệnh... Trung bình mỗi tháng có tới 300 lượt người tới khám chữa bệnh, gần chục triệu tiền thuốc được cấp phát cho dân trong tháng...
Tình cờ chúng tôi gặp đông đảo người nhà của cụ Lò Thị Răng. Cụ bị bệnh tim khá nặng, đang điều trị tại trạm. Cụ ông niềm nở nói với chúng tôi: Bà ấy nằm bệnh viện huyện mới hơn một tuần, bệnh chưa lui, nhưng cứ một mực xin về trạm của bà Mây (ý nói trạm y tế xã Chà Nưa). Trạm bà Mây chữa cho nhiều người Mông, người Thái của ta khỏi bệnh. Cán bộ của trạm rất vui vẻ, gần gụi như người họ hàng thân thiết ấy mà! Nói rồi ông lão buông chuỗi cười ha hả đầy ắp tin yêu, khiến căn phòng ấm áp hẳn lên.
Cùng ăn, cùng ở với trạm, chúng tôi mới hay, ở đây ai cũng chỉ tâm niệm: Sống hết mình với công việc, không ngừng học hỏi để nâng cao y thuật, nhân thuật, rèn giũa y đức, tận tâm với nghề, để không “cầu lợi kể công”. Ở đây chẳng ai ngại việc, không ai xách nhiễu bệnh nhân, và chẳng ai biết đến mệnh từ “phong bì lót tay”, một căn bệnh trầm luân đâu đó. Nơi đây, thầy thuốc với bệnh nhân trong sáng, lành mạnh như khí trời, mây núi.
Y sĩ đa khoa Lò Văn Tấn rủ rỉ nói với chúng tôi: Sống và làm việc với cô Mây thật dễ chịu. Cô ấy rất quan tâm tới tâm tư, nguyện vọng của nhân viên. Phân công nhiệm vụ cho cán bộ rất rõ ràng. Chúng em chủ động phần việc của mình theo kế hoạch. Thực hiện đi báo cáo, về báo công!... Còn Lò Văn Tướng lại cho rằng: Cần học hỏi chị Mây cách điều hành công việc rất cụ thể, hợp lý, hợp tình; cách thức kiểm tra giám sát rất sát sao theo chuyên môn!
Làm vệ sinh khuôn viên trạm y tế.
Hỏi Mây về mong ước tới đây của riêng mình? Nét trung nghĩa, thanh tĩnh, cương trực, mạnh bạo, trọng lễ tín của người phụ nữ tuổi Tuất (1958) hiện đầm trên tướng mắt, tướng miệng, giọng mạch lạc: - Nghề của em là nghề chữa bệnh, cứu người. Cho nên đạo đức phải xếp hàng đầu. Vì thế, cùng với rèn nghề, chúng em phải luôn luôn rèn đức, hướng tâm, hướng thiện, để xứng với lời Bác dăn dạy: “Lương y như từ mẫu”!
Chia tay trưởng trạm y tế Chà Nưa và những cán bộ của trạm vào đúng lúc người bưu chính chuyển tận tay thư mời Nguyễn Thị Mây về dự Đại hội Thi đua của tỉnh Điện Biên khai mạc vào sáng ngày mùng 10 tháng 9 năm nay (2010). Bất chợt suy nghĩ nhỏ về Mây cứ lay lả trong tôi: Đại hội hôm ấy rồi những ai sẽ biết về Mây rời quê lúa Thái Bình, hiến trọn cả tuổi xanh mình vì sức khỏe của dân bản nơi ven trời Tây Bắc? Ai sẽ biết tới Mây, nay tóc đã pha sương, nụ cười héo lệch vẫn mê, vẫn say, vẫn âm thầm “ủm lửa”, trọn đời với ngành y như người mẹ nhân đức, nhân từ nhất của dân, của bản?
Về Trạm y tế Chà Nưa còn bao xa nữa? Khuôn mặt trẻ măng, tươi tắn, tiếng Kinh chưa sõi, nhưng giọng vồn vã chân tình: - Ồ. Về trạm xá bà Mây hả? Mẹ hiền của dân bản ta đó. Không xa đâu. Hai... ba... cây nữa thôi. Đi là tới ngay mà!...
Đoán độ đường, nhìn mạn phải, hun hút dưới chân núi, tấm biển xanh chữ trắng, chăng ngang hiện lên: “Trung tâm y tế huyện Mường Chà/Trạm y tế xã Chà Nưa”. Xe chuệnh choạng men theo lối dốc ngoằn ngoèo lởm chởm những đá là đá; rợn hết cả tóc gáy, tôi quắp chặt lấy eo người lái để xuống trạm...
Ấy là ngày mồng 3 - dịp nghỉ Quốc lễ 2/9/2010. Vậy mà, các gian nhà cấp phát thuốc, phòng tiêm, buồng khám bệnh, buồng điều trị, phòng sản, phòng kế hoạch gia đình... vẫn sôi động không khí làm việc.
Trạm trưởng Nguyễn Thị Mây, người chúng tôi cất công tìm gặp, buông lời điềm nhiên: - "Bệnh tật có chừa giờ giấc cho ai đâu. Ở đây dân bản không có khái niệm ngày nghỉ, giờ nghỉ cho nên gần như ngày nào chúng em cũng làm việc bình thường. Với lại, nghề của chúng em ở chốn heo hút này, dân bản có bệnh tìm đến trạm xá, tìm đến thầy thuốc là chúng em vui rồi.
Các anh biết không, mấy chục năm trước đây, em làm Trưởng trạm y tế xã Nậm Hàng, huyện Mường Nhé, dân nghe theo Vàng Chứ nên hễ ốm đau, bệnh tật là tìm đến thầy mo cậy nhờ cúng bái. Dịch lỵ xảy ra. Thầy mo ra phép. Thầy cúng vái lấy vái để. Cái chết vẫn rình rập khắp bản này bản nọ.
Dạo ấy, cả trạm y tế của em phải vào cuộc bằng cách bám lấy dân, tìm đến dân, đem thuốc của Chính phủ phát cho dân. Chúng em thay nhau lên tận bản Hồi Chát, Nậm Nàn, trèo đèo lội suối đến từng ngôi nhà của người Mông cheo leo vắt vẻo trên sườn núi ở chốn mây sương để thuyết phục họ; kèm họ uống thuốc bằng được trước mặt mình.
Chỉ giải cho họ rõ căn nguyên gây ra bệnh lỵ nguy hiểm chết người này. Vận động, chỉ dẫn họ cách làm nhà xí, hố tiêu; hướng dẫn họ cách thức ăn ở, vệ sinh môi trường, nhốt trâu, lợn, gà, vịt xa nhà. Chủ động gặp thầy mo, thầy cúng thuyết phục họ thôi hành nghề huyễn hoặc ảo tưởng; để yên cho các cán bộ y tế chữa bệnh cho dân!..."
Cứ thế, y sĩ Mây gắn bó với dân bản Nậm Hàng, Mường Nhé suốt 24 năm liền. Nhờ Mây, nên người Mông, người Thái nơi đây ai ai cũng hiểu: “Lương y như từ mẫu”. Gia đình Thào A Thè, Lý Văn Phương, vợ con lâm bệnh nặng được Mây cứu chữa. Mấy mươi năm qua đi, giờ gặp lại, vẫn câu chào, tiếng gọi đằm thắm: - Mẹ Mây! Mẹ hiền của nhà, của bản ta ơi!...
Cứ thế, y sĩ Mây gắn bó với dân bản Nậm Hàng, Mường Nhé suốt 24 năm liền. Nhờ Mây, nên người Mông, người Thái nơi đây ai ai cũng hiểu: “Lương y như từ mẫu”. Gia đình Thào A Thè, Lý Văn Phương, vợ con lâm bệnh nặng được Mây cứu chữa. Mấy mươi năm qua đi, giờ gặp lại, vẫn câu chào, tiếng gọi đằm thắm: - Mẹ Mây! Mẹ hiền của nhà, của bản ta ơi!...
Tám năm nay, Mây về gắn bó với trạm y tế xã Chà Nưa, huyện Mường Chà, thân thương như gốc gác quê đẻ ở Vũ Tây, Kiến Xương, Thái Bình. Hỏi chuyện Chà Nưa, Mây vanh vách kể rằng: Xã có 7 bản, 456 hộ, dân số 2.368 người, nhưng diện tích có tới 9.832,7 ha, toàn là núi cao vực thẳm. Số hộ nghèo 116/456 hộ. Số người nghèo 626/2.368 người. Có 4 dân tộc anh em: Thái, Mông, Mường, Kinh...
Hỏi công việc của trạm y tế, Mây bảo: Trạm có 6 cán bộ (3 nam, 3 nữ), gồm 5 y sĩ, 1 nữ hộ sinh. Mây là trạm trưởng. Trạm phó là y sĩ đa khoa Lò Văn Tướng, dân tộc Thái ở Điện Biên mới lên, khá thạo nghề.
Hỏi việc, giọng Mây tênh tênh: Mấy năm trước vất vả lắm. Người của trạm phải tìm đến với bệnh nhân tại bản, tại nhà. Phải cấp thuốc cho họ, kèm cặp họ uống từng viên thuốc. Nay thêm người, đỡ việc, dân đau ốm đã biết tìm về trạm y tế.
Ngoài công việc chuyên môn cụ thể, trưởng trạm phải bao quát chung; gắn kết các cán bộ của trạm bằng cách phân công phụ trách việc, phụ trách bản. Mỗi khi xuống bản phải thực hiện các công việc: truyền thông phòng chống bệnh tật, kiểm tra dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh nơi ăn ở, môi trường sinh sống, an toàn thực phẩm, sinh đẻ, bảo hiểm... theo chương trình, kế hoạch đã định.
Xã rộng, bản làng cao, xa. Bản Nậm Đích của người Mông cách trạm tới 47 cây số đường núi, chỉ mùa khô mới dễ dàng lên tới. Những nơi này thường yếu kém về các công trình vệ sinh, về cách ăn ở. Để “cuốn chiếu”công việc cho từng bản, Mây tìm cách “dựa” vào “uy quyền” của xã, họp Ban chăm sóc sức khỏe, rồi họp với các trưởng bản.
Về bản, trưởng bản triệu dân tới họp, nói lời khai mạc, kế đó Mây và cán bộ y tế của trạm tuyên truyền giải thích cặn kẽ lý do của công việc và cách thức làm. Vì thế, từ chỗ “trắng”, nay công trình vệ sinh tiêu chuẩn của xã đạt tới trên 65%. Biết cách truyền thông sát thực nên Chà Nưa rất ít người sinh con thứ 3; xã cũng không còn cảnh cúng bái chữa bệnh, không có ai nghiện hút, không có người nhiễm HIV.
Ốm đau, dân bản biết tìm về trạm y tế xã bất cứ lúc nào, kể cả đêm hôm khuya khoắt nhờ khám bệnh, xin cấp thuốc; xin đặt vòng, nhờ tư vấn cách thức phòng chữa bệnh... Trung bình mỗi tháng có tới 300 lượt người tới khám chữa bệnh, gần chục triệu tiền thuốc được cấp phát cho dân trong tháng...
Tình cờ chúng tôi gặp đông đảo người nhà của cụ Lò Thị Răng. Cụ bị bệnh tim khá nặng, đang điều trị tại trạm. Cụ ông niềm nở nói với chúng tôi: Bà ấy nằm bệnh viện huyện mới hơn một tuần, bệnh chưa lui, nhưng cứ một mực xin về trạm của bà Mây (ý nói trạm y tế xã Chà Nưa). Trạm bà Mây chữa cho nhiều người Mông, người Thái của ta khỏi bệnh. Cán bộ của trạm rất vui vẻ, gần gụi như người họ hàng thân thiết ấy mà! Nói rồi ông lão buông chuỗi cười ha hả đầy ắp tin yêu, khiến căn phòng ấm áp hẳn lên.
Cùng ăn, cùng ở với trạm, chúng tôi mới hay, ở đây ai cũng chỉ tâm niệm: Sống hết mình với công việc, không ngừng học hỏi để nâng cao y thuật, nhân thuật, rèn giũa y đức, tận tâm với nghề, để không “cầu lợi kể công”. Ở đây chẳng ai ngại việc, không ai xách nhiễu bệnh nhân, và chẳng ai biết đến mệnh từ “phong bì lót tay”, một căn bệnh trầm luân đâu đó. Nơi đây, thầy thuốc với bệnh nhân trong sáng, lành mạnh như khí trời, mây núi.
Y sĩ đa khoa Lò Văn Tấn rủ rỉ nói với chúng tôi: Sống và làm việc với cô Mây thật dễ chịu. Cô ấy rất quan tâm tới tâm tư, nguyện vọng của nhân viên. Phân công nhiệm vụ cho cán bộ rất rõ ràng. Chúng em chủ động phần việc của mình theo kế hoạch. Thực hiện đi báo cáo, về báo công!... Còn Lò Văn Tướng lại cho rằng: Cần học hỏi chị Mây cách điều hành công việc rất cụ thể, hợp lý, hợp tình; cách thức kiểm tra giám sát rất sát sao theo chuyên môn!
Hỏi Mây về mong ước tới đây của riêng mình? Nét trung nghĩa, thanh tĩnh, cương trực, mạnh bạo, trọng lễ tín của người phụ nữ tuổi Tuất (1958) hiện đầm trên tướng mắt, tướng miệng, giọng mạch lạc: - Nghề của em là nghề chữa bệnh, cứu người. Cho nên đạo đức phải xếp hàng đầu. Vì thế, cùng với rèn nghề, chúng em phải luôn luôn rèn đức, hướng tâm, hướng thiện, để xứng với lời Bác dăn dạy: “Lương y như từ mẫu”!
Chia tay trưởng trạm y tế Chà Nưa và những cán bộ của trạm vào đúng lúc người bưu chính chuyển tận tay thư mời Nguyễn Thị Mây về dự Đại hội Thi đua của tỉnh Điện Biên khai mạc vào sáng ngày mùng 10 tháng 9 năm nay (2010). Bất chợt suy nghĩ nhỏ về Mây cứ lay lả trong tôi: Đại hội hôm ấy rồi những ai sẽ biết về Mây rời quê lúa Thái Bình, hiến trọn cả tuổi xanh mình vì sức khỏe của dân bản nơi ven trời Tây Bắc? Ai sẽ biết tới Mây, nay tóc đã pha sương, nụ cười héo lệch vẫn mê, vẫn say, vẫn âm thầm “ủm lửa”, trọn đời với ngành y như người mẹ nhân đức, nhân từ nhất của dân, của bản?
Theo Nguyễn Uyển - Sức khỏe & Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình