Thiếu vitamin và bệnh tiểu đường
Vitamin A
Một nghiên cứu trên động vật công bố trên tờ The Journal of Biological Chemistry năm 2015 chỉ rằng thiếu vitamin A có thể đóng vai trò trong khởi phát bệnh tiểu đường típ 2. Vitamin A hỗ trợ cho hệ miễn dịch và phát triển tế bào, đồng thời tốt cho thị lực.
Nghiên cứu trên động vật cho thấy vitamin A cũng giúp ngăn ngừa mất các tế bào beta, vốn là những tế bào trong tuyến tụy sản sinh insulin. Theo nghiên cứu này, đủ vitamin A có thể giúp tuyến tụy sản sinh nhiều insulin hơn và bình thường hóa lượng đường huyết, 2 yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Vitamin Acó nhiều trong quả mơ, dưa đỏ, cà rốt, gan, xoài, ớt, bánh bí ngô, rau bina và khoai lang.
Vitamin B12
Nghiên cứu gần đây trên Journal of Diabetes & Metabolic Disorders thấy rằng những người bị tiểu đường típ 1 và típ 2 thường có lượng vitamin B12 thấp. Phụ nữ và nam giới cần 2,4 mcg/ngày hoặc 2,6mcg hay 2,8mcg nếu bạn mang thai hoặc cho con bú. Bên cạnh các nhiệm vụ khác, loại vitamin này giúp hình thành các tế bào hồng cầu và thúc đẩy hệ thần kinh khỏe mạnh.
Thiếu vitamin B12 có thể dẫn tới các vấn đề như suy giảm trí nhớ, rối loạn thần kinh ở bàn tay và bàn chân. Thiếu vitamin B12 đặc biệt đáng lo ngại ở những người uống metformmin để giảm glucose. Loại thuốc kê đơn này có thể hạn chế khả năng hấp thu vitamin B12 trong thực phẩm. Nếu đang dùng metformin, hãy đề nghị bác sĩ kiểm tra hàm lượng vitamin B.
Vitamin B12 có trong những thực phẩm như thịt bò, trai, ngũ cốc ăn sáng tăng cương, gan, cá hồi, cá ngừ, các sản phẩm sữa như sữa, pho mai, sữa chua…
Magiê
Phần lớn chúng ta đều hấp thu lượng magiê thấp hơn so với được khuyến nghị, khoảng 420mg đối với nam và 320mg đối với nữ. Loại khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và sản sinh năng lượng. Hấp thu nhiều magiê có thể làm giảm nguy cơ tiểu đường và giúp kiểm soát tốt hơn bệnh này.
Magiê có nhiều trong quả bơ, đậu đen, bánh mì, gạo nâu, ngũ cốc ăn sáng bổ dưỡng, các loại hạt, khoai tây, rau bina và sữa đậu nành.
Chế phẩm bổ sung
Để đảm nhận đủ lượng dinh dưỡng bạn cần, hãy cùng với bác sĩ lập kế hoạch ăn uống đối phó với bệnh tiểu đường. Nếu định dùng các chế phẩm bổ sung để tăng cường sức khỏe hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Hãy nhớ, một số chế phẩm bổ sung có thể tương tác với nhau hoặc tương tác với các thuốc khác. Vì vậy cần hỏi bác sĩ xem các chế phẩm bổ sung có ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn như thế nào, bao gồm đường huyết, huyết áp, cholesterol và bất cứ bệnh nào bạn đang mắc.
Theo BS Cẩm Tú - Sức khỏe và Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Bài viết liên quan
- Trang chủ
- Tin y tế
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình