Hotline 24/7
08983-08983

Nước rửa tay diệt khuẩn có bao nhiêu loại? Cách dùng hiệu quả nhất

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.

I. Nước rửa tay diệt khuẩn có bao nhiêu loại?

Nước rửa tay diệt khuẩn là tên gọi chung của sản phẩm phục vụ cho việc rửa tay nhanh và không dùng nước, được sản xuất thành nhiều dạng với tên gọi: nước rửa tay khô, dung dịch rửa tay khô, dung dịch sát khuẩn tay nhanh, gel rửa tay, nước rửa tay khô dạng gel, xịt tay diệt khuẩn, xịt rửa tay khô, nước rửa tay dạng xịt…

Hiện tại trên thị trường có nhiều sản phẩm nước rửa tay diệt khuẩn với thể tích 70-100ml nhỏ gọn, tiện dụng để đem theo bên mình.

Bạn có thể tham khảo các nhãn hàng: nước rửa tay khô Lifebuoy, gel rửa tay khô On1, xịt rửa tay khô Green Cross, gel rửa tay khô Bath and Body Works, nước rửa tay khô 3K Lamcosmé, gel rửa tay khô Dr.Clean, gel rửa tay khô Anios, nước rửa sát khuẩn tay nhanh Chu Care, rửa tay khô BabyGanics (dành cho cả trẻ từ 3 tuổi)….

Nước rửa tay diệt khuẩn có bao nhiêu loại? Cách dùng hiệu quả nhấtRửa tay thường xuyên là việc nên làm để chống lây nhiễm bệnh COVID-19. Khi không có sẵn nước và xà phòng, bạn có thể sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn

II. Thành phần của nước rửa tay diệt khuẩn

Thành phần của các dung dịch rửa tay này chủ yếu là ethanol hoặc chlohexidine, deionized, sodium lactate… và bổ sung hương liệu.

Trong đó ethanol là cồn. Chlohexidine (chlorhexidine gluconate - CHG) là chất sát trùng được sử dụng để khử trùng da trước khi phẫu thuật và khử trùng dụng cụ phẫu thuật. Một trong hai chất này là thành phần chính của nước rửa tay diệt khuẩn, có khả năng tiêu diệt được một số vi khuẩn, virus.

Deionized (deionized water) là nước Deion, nước siêu thuần, nước cất, thường được sử dụng trong y tế, trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.

Sodium lactate là chất hút ẩm, giúp làm mềm da, chống khô da.

Ngoài ra, trong thành phần nước rửa tay diệt khuẩn dạng gel có thêm carbomer là chất tạo đặc.

Nước rửa tay diệt khuẩn dạng gel

III. Hiệu quả của nước rửa tay diệt khuẩn

1. So sánh hiệu quả của các dạng nước rửa tay diệt khuẩn

Vì thành phần cơ bản của các sản phẩm nước rửa tay diệt khuẩn giống nhau nên hiệu quả của sản phẩm ở dạng nước, dạng gel, dạng xịt tương đương nhau. Quan trọng là phải rửa tay đúng lúc và đúng cách.

2. So sánh hiệu quả của nước rửa tay diệt khuẩn và rửa tay bằng xà phòng

Có 2 cách rửa tay: rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc rửa tay bằng nước rửa tay diệt khuẩn.

Nếu tay bạn có vết bẩn nhìn thấy được thì nên rửa tay bằng xà phòng và nước từ 20-30 giây. Còn nếu không nhìn thấy vết bẩn, có thể hoặc rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh. Hiệu quả của 2 biện pháp tương đương nhau.

Nước rửa tay diệt khuẩn có bao nhiêu loại? Cách dùng hiệu quả nhấtNước rửa tay diệt khuẩn dạng nước

IV. Cách sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn

1. Các bước sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn

- Đổ 2ml dung dịch rửa tay vào lòng bàn tay

- Chà xát 2 lòng bàn tay

- Lần lượt chà mặt lưng 2 lòng bàn tay

- Làm sạch các ngón tay

- Làm sạch lần lượt các đầu ngón tay sau đó để khô tự nhiên.

Chú ý:

Sau khi làm sạch tay bằng nước rửa tay, bạn nên chờ khô tự nhiên, đừng đưa tay lên miệng ngay hoặc bốc thức ăn ngay vì dung dịch làm sạch khi chưa kịp khô sẽ gây đắng.

Nếu để nước rửa tay diệt khuẩn dính vào mắt, phải rửa mắt lập tức bằng nước sạch và đi đến cơ sở y tế nếu mắt đỏ, đau, rát, chảy nước mắt...

2. Nên dùng nước rửa tay diệt khuẩn trong các trường hợp

- Rửa tay trước khi ra ngoài đường và sau khi về nhà

- Rửa tay trước khi ăn

- Rửa tay sau khi đi vệ sinh

- Rửa tay sau khi cầm nắm vào đồ vật nơi công cộng có nhiều người đụng vào

- Rửa tay sau khi tiếp xúc với động vật, thú cưng

- Rửa tay khi tiếp xúc với các chất dịch hay nguồn nghi ngờ lây bệnh truyền nhiễm.


3. Không dùng nước rửa tay diệt khuẩn trong các trường hợp

- Không được uống

- Không dùng để súc miệng

- Không dùng để rửa mặt

Nước rửa tay diệt khuẩn dạng xịt

V. Lưu ý khi chọn mua nước rửa tay diệt khuẩn

Trong thành phần nước rửa tay diệt khuẩn có chứa chất sát khuẩn, nước, chất tạo đặc và hương liệu. Nếu tỷ lệ không đảm bảo sẽ gây khô da, làm chết lớp tế bào da tay, bong da, ức chế da tiết chất nhờn (giúp cân bằng pH), kích ứng da... và nhiều hệ lụy khác. Vì vậy, bạn cần lựa chọn các loại nước rửa tay từ các cơ sở uy tín, nguồn gốc rõ ràng.

VI. Cách bảo quản nước rửa tay diệt khuẩn

Sản phẩm chứa ethanol (cồn) nên rất dễ bay hơi và gây cháy nổ. Do đó sau khi sử dụng bạn cần đậy nắp kín.

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, cách xa nơi có nguồn nhiệt như bếp, tủ lạnh, lò nướng…

Để xa tầm tay trẻ em.

Hồng Nhung (tổng hợp)

Nước rửa tay diệt khuẩn có bao nhiêu loại? Cách dùng hiệu quả nhất

 

Nước rửa tay diệt khuẩn có dạng nước, dạng gel, dạng xịt với nhiều tên gọi: nước rửa tay khô, dung dịch rửa tay khô, dung dịch sát khuẩn tay nhanh, gel rửa tay... Bài viết của AloBacsi giúp bạn hiểu rõ chúng giống và khác nhau thế nào, cách dùng hiệu quả nhất.

 

~~~~

 

Nước rửa tay diệt khuẩn có bao nhiêu loại?

 

Nước rửa tay diệt khuẩn là tên gọi chung của sản phẩm phục vụ cho việc rửa tay nhanh và không dùng nước, được sản xuất thành nhiều dạng với tên gọi: nước rửa tay khô, dung dịch rửa tay khô, dung dịch sát khuẩn tay nhanh, gel rửa tay, nước rửa tay khô dạng gel, xịt tay diệt khuẩn, xịt rửa tay khô, nước rửa tay dạng xịt…

 

Hiện tại trên thị trường có nhiều sản phẩm nước rửa tay diệt khuẩn với thể tích 70-100ml nhỏ gọn, tiện dụng để đem theo bên mình.

 

Bạn có thể tham khảo các nhãn hàng: nước rửa tay khô Lifebuoy, gel rửa tay khô On1, xịt rửa tay khô Green Cross, gel rửa tay khô Bath and Body Works, nước rửa tay khô 3K Lamcosmé, gel rửa tay khô Dr.Clean, gel rửa tay khô Anios, nước rửa sát khuẩn tay nhanh Chu Care, rửa tay khô BabyGanics (dành cho cả trẻ từ 3 tuổi)….

 

 

Thành phần của nước rửa tay diệt khuẩn

 

Thành phần của các dung dịch rửa tay này chủ yếu là ethanol hoặc chlohexidine, deionized, sodium lactate… và bổ sung hương liệu.

 

Trong đó ethanol là cồn. Chlohexidine (chlorhexidine gluconate - CHG) là chất sát trùng được sử dụng để khử trùng da trước khi phẫu thuật và khử trùng dụng cụ phẫu thuật. Một trong hai chất này là thành phần chính của nước rửa tay diệt khuẩn, có khả năng tiêu diệt được một số vi khuẩn, virus.

 

Deionized (deionized water) là nước Deion, nước siêu thuần, nước cất, thường được sử dụng trong y tế, trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.

 

Sodium lactate là chất hút ẩm, giúp làm mềm da, chống khô da.

 

Ngoài ra, trong thành phần nước rửa tay diệt khuẩn dạng gel có thêm carbomer là chất tạo đặc.

 

 

So sánh hiệu quả của các dạng nước rửa tay diệt khuẩn

 

Vì thành phần cơ bản của các sản phẩm nước rửa tay diệt khuẩn giống nhau nên hiệu quả của sản phẩm ở dạng nước, dạng gel, dạng xịt tương đương nhau. Quan trọng là phải rửa tay đúng lúc và đúng cách.

 

 

So sánh hiệu quả của nước rửa tay diệt khuẩn và rửa tay bằng xà phòng

 

Có 2 cách rửa tay: rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc rửa tay bằng nước rửa tay diệt khuẩn. Nếu tay bạn có vết bẩn nhìn thấy được thì nên rửa tay bằng xà phòng và nước từ 20-30 giây. Còn nếu không nhìn thấy vết bẩn, có thể hoặc rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh. Hiệu quả của 2 biện pháp tương đương nhau.

 

 

Các bước sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn

 

- Đổ 2ml dung dịch rửa tay vào lòng bàn tay

 

- Chà xát 2 lòng bàn tay

 

- Lần lượt chà mặt lưng 2 lòng bàn tay

 

- Làm sạch các ngón tay

 

- Làm sạch lần lượt các đầu ngón tay sau đó để khô tự nhiên.

 

Chú ý: Sau khi làm sạch tay bằng nước rửa tay, bạn nên chờ khô tự nhiên, đừng đưa tay lên miệng ngay hoặc bốc thức ăn ngay vì dung dịch làm sạch khi chưa kịp khô sẽ gây đắng.

 

Khi nào cần dùng nước rửa tay diệt khuẩn

 

1. Nên dùng nước rửa tay diệt khuẩn trong các trường hợp sau:

 

- Rửa tay trước khi ra ngoài đường và sau khi về nhà

 

- Rửa tay trước khi ăn

 

- Rửa tay sau khi đi vệ sinh

 

- Rửa tay sau khi cầm nắm vào đồ vật nơi công cộng có nhiều người đụng vào

 

- Rửa tay sau khi tiếp xúc với động vật, thú cưng

 

- Rửa tay khi tiếp xúc với các chất dịch hay nguồn nghi ngờ lây bệnh truyền nhiễm.

 

2. Không dùng nước rửa tay diệt khuẩn trong các trường hợp sau:

 

- Không được uống

 

- Không dùng để súc miệng

 

- Không dùng để rửa mặt

 

Nếu để nước rửa tay diệt khuẩn dính vào mắt, phải rửa mắt lập tức bằng nước sạch và đi đến cơ sở y tế nếu mắt đỏ, đau, rát, chảy nước mắt...

Lưu ý khi chọn mua nước rửa tay diệt khuẩn

 

Trong thành phần nước rửa tay diệt khuẩn có chứa chất sát khuẩn, nước, chất tạo đặc và hương liệu. Nếu t lệ không đảm bảo sẽ gây khô da, làm chết lớp tế bào da tay, bong da, ức chế da tiết chất nhờn (giúp cân bằng pH), kích ứng da... và nhiều hệ lụy khác. Vì vậy, bạn cần lựa chọn các loại nước rửa tay từ các cơ sở uy tín, nguồn gốc rõ ràng.

 

Cách bảo quản nước rửa tay diệt khuẩn

 

Sản phẩm chứa ethanol (cồn) nên rất dễ bay hơi và gây cháy nổ. Do đó sau khi sử dụng bạn cần đậy nắp kín.

 

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, cách xa nơi có nguồn nhiệt như bếp, tủ lạnh, lò nướng…

 

Để xa tầm tay trẻ em.

 

 

Hồng Nhung (tổng hợp)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X