Những điều cần biết về thuốc trị đau họng
Có rất nhiều loại thuốc chữa đau họng có thể dễ dàng mua được ở nhà thuốc, trong đó phổ biến nhất là các loại viên ngậm có chứa phối hợp chất kháng khuẩn, giảm đau tại chỗ, chống viêm và bao bọc niêm mạc (tạo thành lớp màng bao phủ niêm mạc) hoặc những thành phần khác như vitamin C hoặc menthol.
Các hoạt chất
Một hoạt chất thường thấy trong viên ngậm trị đau họng là menthol, hay tinh dầu bạc hà, thường ở dạng đơn thuần hoặc phối hợp với các thành phần khác trong nhiều sản phẩm không cần kê đơn. Tuy menthol chưa được nghiên cứu đặc trị triệu chứng của viêm họng, song nó đã cho thấy những đặc tính giảm đau.
Hoạt chất này tạo ra hơi bạc hà mát lạnh làm dịu cổ họng bị đau và tạo thành lớp màng mỏng phủ trên bề mặt niêm mạc họng, giúp giảm đau và giảm viêm họng.
Một hoạt chất hiệu quả khác là hexylresorcinol, một chất kháng khuẩn cũng có tác dụng giảm đau tại chỗ. Hoạt tính kháng khuẩn của chất này tiêu diệt những vi khuẩn liên quan tới nhiễm trùng mũi họng, trong khi hoạt tính giảm đau sẽ làm tê cảm giác đau.
Tuy nhiên, những người bị dị ứng aspirin cần tránh dùng những thuốc có thành phần này.
Những chất kháng khuẩn như amylmetacresol và 2,4-dichlorobenzyl alcohol, có trong thành phần viên ngậm Strepsils, cũng như dequalinium chloride, có trong viên ngậm Dequadin, có thể dễ dàng mua được mà không cần đơn.
Trong trường hợp họng rất đau, hãy cân nhắc những loại thuốc ngậm có chứa thành phần giảm đau tại chỗ như benzydamine, có trong Difflam, hoặc benzocaine, chỉ được dùng theo đơn của bác sĩ.
Difflam là thuốc chống viêm tại chỗ không steroid với cả tác dụng chống viêm và giảm đau, trong khi các thuốc ngậm khác chứa benzocaine chỉ đơn thuần có tác dụng giảm đau.
Phần lớn các loại viên ngậm chỉ làm dịu đau họng nhẹ, còn khi bị đau họng vừa hoặc đau nhiều thì những thuốc có chứa chất giảm đau tại chỗ hoặc chống viêm sẽ tốt hơn.
Nhìn chung các loại viên ngậm trị đau họng đều an toàn nếu dùng đúng theo liều được khuyến nghị. Tuy nhiên, dùng quá liều viên ngậm có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc loét lưỡi.
Trẻ em có thể dùng loại nào
Tuy các loại viên ngậm nói chung là an toàn, song không nên dùng cho trẻ dưới 6 tuổi vì có thể gây sặc nguy hiểm.
Ví dụ, ngay cả viên ngậm Strepsils dành cho trẻ em cũng chỉ được dùng cho trẻ trên 6 tuổi.
Trẻ mấp mé 6 tuổi có thể dùng viên ngậm kháng khuẩn, như loại chứa dequalinium chloride, được bán không cần đơn và thường có kích thước nhỏ hơn.
Trẻ em dưới 6 tuổi vẫn bị đau họng nhiều mặc dù đã được bù nước và nghỉ ngơi đầy đủ có thể dùng si rô paracetamol hoặc ibuprofen liều thấp để giảm đau thay vì dùng viên ngậm.
Nhiều loại nước súc miệng hoặc súc họng, thuốc nhỏ hoặc xịt cũng giúp giảm đau họng vì có chứa thành phần giảm đau tại chỗ và kháng khuẩn.
Điều trị không dùng thuốc
Do đau họng thường chỉ là vấn đề không nghiêm trọng, nên nhiều người muốn giảm bệnh mà không phải uống thuốc.
Một số loại trà, thảo dược và mật ong được cho là những giải pháp cho chứng đau họng. Tuy nhiên, phần lớn chúng chưa được sự ủng hộ của các bằng chứng khoa học.
Ví dụ, mật ong chưa được chứng minh là có tác dụng làm giảm đau họng. Tuy nhiên, mật ong có tác dụng bao bọc niêm mạc, tạo thành lớp màng mỏng êm dịu che phủ bề mặt niêm mạc bị viêm, nhờ đó làm tình trạng đau giảm đi phần nào.
Vì có lợi ích vừa phải đối với tình trạng ho ban đêm và không gây hại ở trẻ trên một tuổi, nên có thể đề phòng trước bằng cách cho trẻ uống vài giọt mật ong.
Trẻ dưới một tuổi không nên uống mật ong vì sản phẩm có thể bị nhiễm bào tử vi khuẩn gây ra tình trạng hiếm gặp nhưng nặng gọi là ngộ độc botulinum. Ngộ độc botulinum có thể gây nhìn mờ, nói ngọng, yếu cơ, liệt và thậm chí tử vong.
Một số người cho biết hòa một nửa thìa cà phê muối với một cốc nước ấm, súc họng sau đó nhổ ra ngoài cũng rất có tác dụng. Đây là phương thuốc "dân gian" để chữa đau họng. Loại ích của nó còn chưa được chứng minh trên thử nghiệm lâm sàng, song ít nhất là nó vô hại.
Cách chữa này không phù hợp với một số trẻ vì trẻ em dưới 8 tuổi rất khó súc họng mà không nuốt vào.
Nhấp giọng bằng những thức uống ấm, như trà chanh hoặc súp gà, cũng giúp giảm đau họng.
Trong khi một số người tin rằng cần tránh ăn đồ lạnh khi bị ốm, tuy nhiên thực tế là ăn những món tráng miệng đông lạnh như kem cốc hoặc kem que có thể giúp làm dịu đau họng.
Mặc dù đau họng thường tự khỏi sau vài ngày, song có những trường hợp nó trở thành vấn đề nghiệm trọng hơn nhiều, và đó là lúc cần đi khám bác sĩ.
Những dấu hiệu đáng báo động đi kèm với đau họng là sốt và phát ban, báo hiệu tình trạng nhiễm trùng cần điều trị kháng sinh, khó nuốt hoặc khó thở và cứng gáy, là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng cần can thiệp y tế.
Nói chung, nếu đau họng không kèm theo sưng hạch, khó thở hoặc phát ban, thì việc điều trị chỉ cần tập trung vào làm giảm triệu chứng ở họng. Có thể làm được điều này nhờ nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước và với sự hỗ trợ của một số thuốc dùng tại chỗ và toàn thân.
Theo Cẩm Tú - Dân trí
Bài viết có hữu ích với bạn?
Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm
093844****
Nếu không có gãy xương, không có vết thương hở và em cũng tích cực chăm sóc chỗ bị thương thì khoảng 7-10 ngày...
Xem toàn bộ090790****
Triệu chứng đau mông 1 bên có thể gặp trong giai đoạn đầu của nhọt mông, viêm mô tế bào...
Xem toàn bộ- Trang chủ
- Tin y tế
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình