Hotline 24/7
08983-08983

Mecobalamin là gì? Công dụng và liều dùng

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.

Mecobalamin

Tên khác: Mecobalamin, Methylcobalamin, MeCbl, MeB12
Tên biệt dược: Kalmeco, Methycobal
Tên thương hiệu: Dialyvite 800, Dialyvite 800, Enashingast-N, Gaben (75mg/750mcg), Mego-XL (1.5mg/100mg/3mg/1.5mg), Mikob-G (750mcg/75mg), Nervlaz (1000mcg), Mecopar (1500mcg), Meconee Plus, Scanmecob, Sohobal, Vancomin, Vitamin B12 Fisons, Youcobal.
Nhóm thuốc: thuốc hướng tâm thần

I. Công dụng và phân loại thuốc

1. Công dụng của Mecobalamin

Mecobalamin là dạng hoạt hóa của vitamin B12 và là chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, rất cần thiết cho hoạt động bình thường của não và hệ thần kinh và sự hình thành máu (sản xuất hồng cầu).

Được kê toa để điều trị thiếu vitamin B12 và đang dần thay thế các công thức B12 truyền thống như Cyanocobalamin và Hydroxocobalamin.

Mecobalamin đã được sử dụng như một chất bổ sung ở những bệnh nhân bị thiếu vitamin B12 và ở những người mắc bệnh tiểu đường và các bệnh thần kinh khác.

Mecobalamin được sử dụng trong điều trị:

●    Bệnh thần kinh do rượu;
●    Người bị thiếu máu ác tính;
●    Bệnh Alzheimer;
●    Bệnh thần kinh do tiểu đường;
●    Đa xơ cứng, xơ cứng teo cơ một bên;
●    Tình trạng mệt mỏi, mất năng lượng;
●    Viêm khớp dạng thấp;

Mecobalamin được sử dụng trong phòng ngừa thiếu vitamin B12

2. Đối tượng sử dụng Mecobalamin

-    Những người có chế độ ăn uống kém, khẩu phần ăn thiếu các sản phẩm từ động vật.

-    Người ăn chay trường.

-    Bệnh nhân cao tuổi và những người dùng thuốc ức chế bơm proton, dẫn đến việc tiêu hóa kém vitamin từ các sản phẩm động vật.

-    Những người thiếu yếu tố nội tại (còn được gọi là thiếu máu ác tính).

-    Người bị bệnh viêm ruột (IBD) (hay còn gọi là bệnh Crohn).

-    Những người đã trải qua phẫu thuật cắt dạ dày.

-    Sự phát triển sơ sinh cũng có thể bị suy giảm ở trẻ sơ sinh bú mẹ do thiếu vitamin B12.

3. Thuốc Mecobalamin có những dạng nào

Thuốc Mecobalamin được bào chế từ hoạt chất Mecobalamin và lượng thành phần tá dược vừa đủ trong một viên nén và dung dịch tiêm.

●    Dung dịch tiêm
●    Viên nén tan rã qua đường uống
●    Viên nang
●    Viên nén ngậm dưới lưỡi

II. Liều dùng Mecobalamin

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc. Bạn phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được dùng nhiều hơn hoặc ít hơn so với liều chỉ định, không được tự ý ngưng thuốc nếu không có sự cho phép của bác sĩ.

Liều khuyến cáo với liều đầu tiên, bạn nên sử dụng viên uống 500mcg (0,5mg) để bắt đầu.

1. Bệnh lý thần kinh ngoại biên

a. Đối với người lớn

Liều khuyến cáo: Dùng 1 ống 500mcg Mecobalamin (0,5mg), tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 3 lần/ tuần.

b. Đối với trẻ em

Phụ thuộc vào độ tuổi, mục đích điều trị và mức độ phát triển bệnh lý, liều dùng thuốc Mecobalamin ở trẻ em có thể tùy chỉnh theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Mecobalamin

2. Thiếu máu hồng cầu to do thiếu vitamin B12

a. Đối với người lớn

Liều khuyến cáo: Dùng 1 ống 500mcg Mecobalamin (0,5mg), tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 3 lần/ tuần. Sử dụng trong 2 tháng.

Liều duy trì: Dùng 1 ống 500mcg Mecobalamin (0,5mg), tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 1 lần, cách nhau từ 1 – 3 tháng.

b. Đối với trẻ em

Phụ thuộc vào độ tuổi, mục đích điều trị và mức độ phát triển bệnh lý, liều dùng thuốc Mecobalamin ở trẻ em có thể tùy chỉnh theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

III. Cách dùng Mecobalamin

1. Cách dùng Mecobalamin hiệu quả

Thuốc cũng có sẵn dưới dạng viên nén tan rã, viên nang, viên nén ngậm dưới lưỡi, chất bổ sung dưới lưỡi và dạng lỏng cho những người không thể tiêu hóa tốt dạng viên. Bên cạnh đó, Mecobalamin cũng được điều chế dạng tiêm qua đường tĩnh mạch hoặc cơ bắp cho những người không sử dụng đường uống được.

Đối với dạng uống, Mecobalamin có thể sử dụng trước hoặc sau khi ăn. Ở một số trường hợp cần phải kết hợp với Adenosylcobalamin để có lợi ích tối đa.

Để tăng hiệu quả, nên uống Mecobalamin vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Và thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc của bạn một cách cẩn thận.

Lưu ý: Nhu cầu liều của bạn có thể thay đổi nếu bạn có thai, nếu bạn cho con bú, hoặc nếu bạn ăn chay. Hãy cho bác sĩ của bạn về bất kỳ thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc tình trạng y tế của bạn.

Mecobalamin có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bạn nhưng sẽ không chữa khỏi tình trạng của bạn. Nhưng bạn cần kiên trì sử dụng thuốc vì để thuốc có tác dụng cần ít nhất một vài tuần hoặc lâu hơn trước khi bạn cảm thấy lợi ích đầy đủ của thuốc Mecobalamin.

Đồng thời, bác sĩ có thể sẽ cho bạn sử dụng liều bắt đầu bằng liều dùng Mecobalamin có hàm lượng thấp và có thể tăng dần liều của bạn trong tuần điều trị đầu tiên.

Không được tự ý ngừng sử dụng Mecobalamin mà không nói chuyện với bác sĩ, ngay cả khi bạn gặp các tác dụng phụ như thay đổi bất thường trong hành vi hoặc tâm trạng và có các triệu chứng như khó ngủ, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu hoặc co giật. Bác sĩ của bạn có thể sẽ giảm liều của bạn dần dần trong ít nhất 1 tuần.

a. Đối với viên nang và viên nén bao phim

Viên nang và viên nén bao phim Mecobalamin được sử dụng thông qua đường miệng. Người bệnh nên uống trọn một viên thuốc cùng với một cốc nước đầy.

Đối với những bệnh nhân thường xuyên có cảm giác nôn ói khi uống thuốc, bạn nên sử dụng thuốc cùng với thức ăn. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng uống lại thuốc khi bạn nôn ói.

Nuốt cả viên thuốc giải phóng kéo dài, không được cắt làm đôi, hay nhai hoặc nghiền nát thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Dùng Mecobalamin chính xác theo chỉ dẫn. Đối viên ngậm dưới lưỡi nên được đặt dưới lưỡi của bạn cho viên ngậm được tan rã.

b. Đối với dung dịch tiêm

Tiêm thuốc Mecobalamin trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc bắp chân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

2. Tôi nên tránh những gì khi dùng Mecobalamin?

Tránh uống một lượng lớn rượu. Uống nhiều rượu có thể khiến cơ thể bạn khó hấp thụ Mecobalamin hơn. Vì thuốc Mecobalamin có khả năng tương tác với rượu, bia, thực phẩm chứa cồn và một số thức ăn có hại khác.

Ngoài ra, tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng bị ảnh hưởng khi bạn sử dụng thuốc. Điều này khiến bệnh lý của bạn trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là:

●    Nhiễm trùng;
●    Tiểu ra máu;
●    Bệnh thần kinh thị giác;
●    Đa hồng cầu;
●    Thiếu máu;
●    Sỏi thận;
●    Bệnh gan;
●    Loét dạ dày, ruột.

3. Bạn nên làm gì khi uống quá liều Mecobalamin

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc uống quá liều, bạn sẽ có một số biểu hiện như nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng của bạn. Nên ngừng thuốc và gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa, thảo dược.

4. Bạn có nên dùng gấp đôi liều Mecobalamin nếu quên uống?

Dùng liều đã quên ngay khi bạn nhớ, trừ khi gần đến giờ dùng liều tiếp theo. Trong trường hợp này, bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo như bình thường.

Nên nhớ tuyệt đối không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên. Nếu bạn thường quên liều, có thể đặt báo thức để nhắc nhở bạn, việc uống đúng và đủ sẽ giúp thuốc đạt hiệu quả tốt hơn.

IV. Tác dụng phụ của Mecobalamin

1. Các tác dụng phụ có thể xảy ra với Mecobalamin

●    Người bồn chồn, cơ thể bất an, hội chứng nằm ngồi không yên (RLS);
●    Bệnh thần kinh đái tháo đường;
●    Chóng mặt với mất phương hướng;
●    Mệt mỏi;
●    Nóng ran;
●    Chỗ tiêm bị bầm tím;
●    Mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy;
●    Đau đầu.

Mecobalamin

Một số tác dụng phụ hiếm gặp ở dạng uống:

●    Đau đầu;
●    Buồn nôn;
●    Chóng mặt;
●    Ăn không ngon miệng, chán ăn;
●    Tiêu chảy;
●    Đau bụng;
●    Táo bón.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp ở dạng tiêm:

●    Phát ban da;
●    Ngứa ngáy;
●    Đau đầu, vã mồ hôi;
●    Có cảm giác nóng;
●    Chai cứng tại chỗ tiêm bắp;
●    Hạ kali máu;
●    Suy tim sung huyết;
●    Tràn dịch vào màng phổi;
●    Phản ứng dị ứng.

Nếu những tác dụng phụ xuất hiện kéo dài hoặc thường bị tái phát, bạn cần ngưng sử dụng thuốc Mecobalamin ngay lập tức và báo với bác sĩ chuyên khoa và đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

2. Thận trọng khi dùng thuốc Mecobalamin

Mecobalamin dễ bị ánh sáng phân hủy. Sau khi mở ống cần phải dùng ngay và chú ý không để ánh sáng chiếu trực tiếp vào ống thuốc.

Cần thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh gan, bất kỳ dị ứng nào, trong khi mang thai và cho con bú.

Mecobalamin chống chỉ định nếu bệnh nhân bị dị ứng với thuốc.

Khi tiêm bằng đường tĩnh mạch hoặc cơ bắp, nên tuân theo những chỉ dẫn sau đây để tránh tổn thương mô và dây thần kinh tại chỗ:

●    Không nên tiêm nhiều lần vào một chỗ và điều này phải được đặc biệt chú ý khi tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

●    Không nên tiêm trực tiếp vào đường đi của dây thần kinh.

●    Nếu bệnh nhân kêu đau nhiều hoặc thấy máu trào ngược vào ống tiêm sau khi cắm kim thì cần rút ra ngay và tiêm vào một chỗ khác.

●    Ống tiêm Mecobalamin là loại ống có “một điểm cắt”. Điểm cắt ống tiêm nên được lau bằng bông tẩm cồn trước khi bế ống tiêm. Và phương pháp tiêm qua tĩnh mạch phải được thực hiện bới nhân viên y tế.

Ngoài ra trước khi sử dụng và trong thời gian sử dụng thuốc Mecobalamin, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây:

●    Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc Mecobalamin khi có sự chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa.

●    Không nên sử dụng thuốc Mecobalamin trong thời gian quá lâu khi thuốc không mang lại hiệu quả sau điều trị.

●    Hãy thông báo bởi bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Mecobalamin. Khi đó bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một loại thuốc thay thế hoặc thay đổi phác đồ điều trị của bạn.

●    Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai không nên sử dụng thuốc Mecobalamin. Bởi thành phần trong thuốc có khả năng tác động và làm tăng tỉ lệ xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ sơ sinh.

●    Phụ nữ đang cho con bú nên thận trọng khi dùng thuốc Mecobalamin. Bởi thành phần trong thuốc có khả năng điều tiết qua sữa mẹ đến trẻ nhỏ khiến trẻ bị ngộ độc

●    Người cao tuổi và trẻ em nếu muốn sử dụng thuốc cần có sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ.

●    Ngưng sử dụng thuốc Mecobalamin, nếu bạn nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường.

●    Người bệnh không nên sử dụng thuốc Mecobalamin quá số liều quy định.

V. Lưu ý sử dụng Mecobalamin

1. Nên làm gì trước khi sử dụng Mecobalamin

Trước khi dùng thuốc này, bạn không nên sử dụng Mecobalamin nếu bạn bị dị ứng với:

●    Vitamin B12;

●    Coban (kim loại màu trắng bạc).

Hãy cho bác sĩ của bạn nếu bạn đã từng có:

●    Bệnh Leber hoặc hình thức tổn thương thần kinh thị giác khác;
●    Thiếu sắt hoặc axit folic;
●    Nồng độ kali trong máu thấp;
●    Hãy cho bác sĩ của bạn nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú;
●    Không cho Mecobalamin cho trẻ mà không có lời khuyên y tế.

2. Chống chỉ định Mecobalamin

Thuốc Mecobalamin chống chỉ định với những trường hợp sau:

●    Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Mecobalamin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc;
●    Bệnh nhân bị bệnh gan, bệnh thận hoặc suy giảm chức năng gan, thận.
●    Phụ nữ có thai và đang cho con bú.

3. Tương tác với thuốc Mecobalamin

Nói với bác sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc khác của bạn, đặc biệt là các loại thuốc được coi là làm giảm sự hấp thu vitamin B12, bao gồm:

●    Rượu;
●    Axit Aminosalicylic;
●    Chloramphenicol;
●    Colchicine;
●    Metformin;
●    Neomycin;
●    Thuốc ức chế bơm Proton;
●    Thuốc trị tiểu đường đường uống có chứa Metformin;
●    Thuốc làm giảm Axit dạ dày (Cimetidine, Omeprazole, Lansoprazole, Nexium, Prevacid, Prilosec, Zantac).

Thuốc Mecobalamin, có khả năng tương tác mạnh mẽ với những loại thuốc chữa bệnh sau:

●    Các loại thuốc kháng sinh: Cephalexin, Ciprofloxacin, Penicillin;
●    Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Ibuprofen;
●    Colestipol;
●    Thuốc chống tăng đường huyết Metformin;
●    Nitrous oxide;
●    Cholestyramine;
●    Thuốc giảm đau (xương khớp) Colchicine;
●    Axit para-aminosalicylic;
●    Kali chloride;
●    Thuốc chống viêm Sulfasalazine;
●    Thuốc chống ung thư kìm tế bào loại kháng pyrimidin: Fluorouracil;
●    Nhóm thuốc nitrat: Nitrates (Nitroglycerin);
●    Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương Barbiturates (Phenobarbital);
●    Thuốc chống động kinh Hydantoin (Phenytoin);
●    Thuốc dùng trong điều trị động kinh: Carbamazepine;
●    Thuốc chống co giật: Primidone;
●    Thuốc dùng trong điều trị ký sinh trùng: Pyrimethamine;
●    Axit valproic.

Hầu hết các loại kháng sinh, methotrexate hoặc pyrimethamine đều làm mất hiệu lực axit folic và xét nghiệm máu chẩn đoán vitamin B12.

Danh sách này không đầy đủ. Các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến Mecobalamin, bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, vitamin và các sản phẩm thảo dược. Không phải tất cả các tương tác thuốc có thể được liệt kê ở đây.

VI. Cách bảo quản thuốc Mecobalamin

Bảo quản ở nhiệt độ phòng là thích hợp nhất, nhiệt độ tốt nhất ở khoảng 68 độ F đến 77 độ F (20 độ C đến 25 độ C). Bên cạnh đó, bạn nên tránh để thuốc ở nhiệt độ ẩm ướt như như nhà tắm, nóc hồ cá cảnh, cạnh bồn rửa bát, trong ngăn đá tủ lạnh…Hay những nơi có ánh sáng trực tiếp của mặt trời sẽ làm đẩy nhanh quá trình oxy hóa cũng như biến đổi chất của thuốc.

Nên để thuốc vào hộp hoặc tủ thuốc y tế và đặt tránh xa tầm với của trẻ em và thú nuôi trong nhà.

Khi thuốc đã hết hạn không còn được sử dụng nữa thì nên có những biện pháp tiêu hủy thuốc an toàn, không nên vứt thuốc vào bồn cầu hoặc đường thả nước để tránh gây ô nhiễm môi trường.

Lưu ý: Những thông tin về thuốc và biệt dược ở trên Website chỉ mang tính chất tham khảo. Để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất, cần có sử chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hoặc tăng/giảm liều lượng thuốc đang điều trị.

Minh Khuê
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình
Nguồn: drugs.com, rxwiki.com, medindia.net, webmd.com

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X