Hotline 24/7
08983-08983

Lưu ý khi dùng thuốc bôi ngoài da

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.

Thuốc bôi dùng ngoài là loại thuốc có từ xa xưa và thường được gọi là thuốc mỡ. Bởi trước đây, để tạo ra được dạng thuốc này, người ta dùng chủ yếu các tá dược là dầu, mỡ, sáp động vật và thực vật. Thuốc thu được thường ở dạng mềm, mịn, trơn nhờn gần giống như mỡ heo.

Ngày nay, cùng với các tiến bộ của khoa học, tá dược dùng trong sản xuất dạng thuốc này cũng trở nên phong phú và có thể không còn trơn nhờn nữa, nhưng từ thuốc mỡ vẫn để chỉ chung dạng thuốc bôi dùng ngoài.

Dạng mỡ

Là dạng thuốc có thể chất mềm, thành phần cấu tạo nhiều tá dược thân dầu như: lanolin, vaselin, mỡ, sáp... Ưu điểm là có tác dụng dịu nhẹ đối với da và niêm mạc, nhưng nhược điểm là hạn chế sự trao đổi chất bình thường giữa chỗ bôi thuốc và môi trường bên ngoài, gây bẩn da quần áo và khó rửa sạch bằng nước. Dạng này thích hợp với loại da khô, sần sùi, sừng hóa.

Dạng kem

Cũng có thể chất mềm mịn. Tá dược là các chất nhũ tương chứa một lượng chất lỏng đáng kể. Dạng này không cản trở sự trao đổi chất bình thường giữa chỗ bôi thuốc và môi trường bên ngoài, không gây bẩn và dễ rửa.

Tác dụng là làm dịu nhẹ và làm chỗ bôi thuốc được khô ráo mát mẻ, có khả năng hút các dịch tiết ra khỏi vết thương, giữ độ ẩm cần thiết cho da. Dạng thuốc này thuận lợi với các tổn thương có dịch rỉ hoặc dùng để bôi vào các hốc sâu như âm đạo.

Cần thận trọng với các thuốc bôi có tiềm lực mạnhCần thận trọng với các thuốc bôi có tiềm lực mạnh

Dạng gel

Có tá dược là các polymer thiên nhiên hoặc tổng hợp. Dạng này có ưu điểm dễ bám thành lớp mỏng lên da hoặc niêm mạc, không cản trở sự trao đổi chất bình thường giữa chỗ bôi thuốc và môi trường bên ngoài.

Tác dụng làm dịu da, không gây bẩn quần áo, dễ rửa. Dạng gel này và các dạng khác như xịt, phun thích hợp với các tổn thương ở vùng có nhiều lông như da đầu hoặc nếp gấp (nách, bẹn). Đặc biệt, thuốc không thấm qua da lành, thích hợp vùng da hoặc niêm mạc bị tổn thương hay mẫn cảm với tá dược béo.

Thuốc bôi có chứa corticoid

Khi bôi, corticoid được hấp thu vào tế bào da. Corticoid ngăn chặn các tế bào da tạo ra các chất gây viêm khi da tiếp xúc với kích thích hay dị nguyên (tác nhân gây dị ứng). Khi có các chất gây viêm thì các mạch máu ở da giãn nở rồi sưng đỏ ngứa. Có các loại corticoid với tiềm năng khác nhau.

Ví dụ: hydrocortison 1% có tiềm lực trung bình; triamcinolon acetonide 0,1%, betamethason valerate 0,1%, fluticason propionate có tiềm lực mạnh; clobetasol propionate 0,05% có tiềm lực rất mạnh...

Khi dùng corticoid, thầy thuốc và bệnh nhân hay nghĩ đến tác dụng phụ. Tuy vậy, tác dụng phụ còn phụ thuộc vào tiềm lực của thuốc, thời gian sử dụng, vị trí và độ lớn của vùng da bôi. Hay gặp nhất là teo da (da mỏng đi), giãn mạch (mạch máu giãn nở và nổi rõ dưới da), mất sắc tố tạm thời ở vùng da bôi.

Riêng da mặt mỏng, hấp thu corticoid rất dễ nên dễ gây tổn thương da do thuốc. Vì vậy, chỉ dùng corticoid có tiềm lực nhẹ và theo hướng dẫn của thầy thuốc. Không nên dùng corticoid ở phụ nữ có thai, cho con bú trừ khi có chỉ định của thầy thuốc.

Lưu ý: các dạng thuốc trên khi bôi phải vô khuẩn. Do đó, thuốc còn lại của đợt điều trị trước hoặc thuốc còn lại của người trước đã sử dụng thì không nên dùng.

AloBacsi.vn
Theo BS Ngô Văn Tuấn - Sức khỏe và Đời sống

Có thể bạn quan tâm

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X