Hotline 24/7
08983-08983

Ghi nhớ đặc biệt khi dùng clopidogrel

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.

Clopidogrel là thuốc chống kết tập tiểu cầu, dự phòng huyết khối trong lòng mạch máu bị xơ vữa. Tuy thuốc có thể ngăn ngừa cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu - là nguyên nhân chính dẫn tới đột quỵ, nhưng thuốc lại có khá nhiều tác dụng không mong muốn gây bất lợi cho sức khỏe của người sử dụng.

Dùng clopidogrel thế nào?

Clopidogrel giữ tiểu cầu trong máu không kết dính để dự phòng cục máu đông không mong muốn có thể xảy ra trong lòng mạch máu. Thuốc được chỉ định nhằm ngăn ngừa cục máu đông sau khi một cơn đau tim hoặc đột quỵ mới xảy ra.

Đây là loại thuốc phải kê đơn, do đó chỉ được uống thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ tim mạch. Bệnh nhân cần tuân thủ uống thuốc chính xác theo đơn bác sĩ đã kê, không được giảm hoặc tăng liều nếu chưa có ý kiến của bác sĩ.

Thuốc có thể uống trước hoặc sau bữa ăn, nhưng cần uống đúng giờ, uống với một ly nước to. Trong trường hợp bệnh nhân quên uống thuốc, cần phải uống thuốc ngay khi nhớ ra.

Nếu thời gian quên thuốc sát với lần uống thuốc tới thì nên bỏ liều thuốc đó mà uống thuốc theo lịch tiếp theo, tuyệt đối không được bổ sung liều đã quên. Bởi nếu bổ sung thêm liều thuốc đó quá gần với lần uống thuốc tới sẽ khiến quá liều thuốc.

Khi quá liều thuốc, có thể gặp các triệu chứng như nôn mửa, cảm thấy mệt mỏi kiệt sức, khó thở, thậm chí là xuất huyết tiêu hóa. Nếu nghi ngờ quá liều thuốc hoặc gặp phải một trong những hiện tượng này sau khi uống thuốc, bệnh nhân cần tới bệnh viện khám ngay.

Clopidogrel là một trong những thuốc giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong lòng mạch.

Clopidogrel là một trong những thuốc giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông trog lòng mạch.

Những lưu ý khi dùng thuốc

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ ít nghiêm trọng như đau dạ dày, hắt hơi xổ mũi, đau họng hoặc chóng mặt đau đầu nhẹ. Nhưng thuốc cũng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Tác dụng chính của clopidogrel giữ cho máu không đông để ngăn ngừa cục máu đông không mong muốn, nhưng cũng chính với tác dụng này mà thuốc có thể làm cho chảy máu dễ dàng hơn, thậm chí từ một chấn thương nhỏ.

Điều đó có thể khiến bệnh nhân mất máu nhiều từ một vết thương nhỏ như vết đứt tay. Thuốc cũng gây xuất huyết tại mũi hoặc bất kỳ nơi nào khác như xuất huyết tiêu hóa khiến phân có màu đen, nôn ra máu; đau ngực hoặc cảm giác nặng nề vùng ngực, đau lan đến cánh tay hoặc vai, buồn nôn, đổ mồ hôi.

Nghiêm trọng hơn, đột nhiên bệnh nhân bị tê hay yếu, đặc biệt ở một bên của cơ thể; đột ngột đau đầu, rối loạn, các vấn đề với ngôn ngữ, tầm nhìn hoặc cân bằng; da xanh xao, bầm tím hoặc chảy máu, sốt, đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường.

Hiện tượng phát ban, phù nề mặt, thậm chí cả lưỡi và họng khiến bệnh nhân khó thở... Khi gặp phải một trong những tác dụng phụ này, bệnh nhân cần ngừng thuốc ngay và liên hệ với bác sĩ để được xử trí kịp thời.

Những điều cần tránh khi đang uống thuốc

Không uống rượu trong khi dùng clopidogrel bởi rượu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong dạ dày hay ruột. Do thuốc gây chảy máu nên khi bệnh nhân cần phải phẫu thuật (thậm chí đơn giản như chỉnh nha, nhổ răng) bệnh nhân cần phải thông báo cho bác sĩ về việc mình đang phải uống thuốc clopidogrel để bác sĩ có những chỉ định thích hợp.

Cũng vì tác dụng phụ trên đường tiêu hóa nên trong lúc dùng clopidogrel thì không được dùng aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Tuyệt đối không sử dụng thuốc nếu đã từng bị dị ứng với clopidogrel hoặc bệnh nhân đang bị loét dạ dày; đang bị xuất huyết (não); trong xét nghiệm máu có rối loạn đông máu. Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị bệnh gan, thận. Trong quá trình dùng thuốc cần được làm các xét nghiệm định kỳ để bác sĩ điều chỉnh liều lượng thích hợp cho bệnh nhân.

Theo BS Nguyễn Thị Thúy - Sức khỏe và Đời sống

Có thể bạn quan tâm

093844****

Cằm sưng đau do té xe, bao lâu mới hết?

Nếu không có gãy xương, không có vết thương hở và em cũng tích cực chăm sóc chỗ bị thương thì khoảng 7-10 ngày...

Xem toàn bộ

090790****

Đau mông một bên do đâu?

Triệu chứng đau mông 1 bên có thể gặp trong giai đoạn đầu của nhọt mông, viêm mô tế bào...

Xem toàn bộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X