Dùng ibuprofen giảm đau, chống viêm
Khi dùng thuốc này cần lưu ý, rất nhiều tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra. Thường gặp là các
biểu hiện mỏi mệt, sốt (do thuốc), chướng bụng, buồn nôn, nôn; nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, bồn
chồn; mẩn ngứa, ngoại ban.
Các phản ứng dị ứng (đặc biệt co thắt phế quản ở người bệnh bị
hen), viêm mũi, nổi mày đay; đau bụng, chảy máu dạ dày - ruột, làm loét dạ dày tiến triển; lơ mơ,
mất ngủ, ù tai; rối loạn thị giác; thính lực giảm… ít gặp hơn song cũng nặng hơn.
Trường hợp người bệnh thấy nhìn mờ, giảm thị lực, hoặc rối loạn nhận cảm màu sắc thì phải ngừng dùng ibuprofen. Nếu có rối loạn nhẹ về tiêu hóa có thể khắc phục bằng cách uống thuốc lúc ăn hay uống với sữa.
Các trường hợp không được dùng ibuprofen bao gồm: mẫn cảm với thuốc hoặc từng bị dị ứng với
thuốc này trước đó, loét dạ dày tá tràng tiến triển, người bệnh bị hen hoặc bị co thắt phế quản,
rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, tiền sử loét dạ dày tá tràng, suy gan hoặc suy thận, 3 tháng cuối
của thai kỳ.
Thời kỳ mang thai, các thuốc chống viêm nói chung và ibuprofen nói riêng có thể ức chế
co bóp tử cung và làm chậm đẻ hoặc có thể gây tăng áp lực phổi nặng và suy hô hấp nặng ở trẻ sơ
sinh do đóng sớm ống động mạch trong tử cung.
Sau khi uống các thuốc chống viêm không steroid cũng có nguy cơ ít nước ối và vô niệu ở trẻ sơ sinh. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, phải hết sức hạn chế sử dụng đối với bất cứ thuốc chống viêm nào. Các thuốc này cũng có chống chỉ định tuyệt đối trong vài ngày trước khi sinh.
Cần thận trọng dùng thuốc đối với người cao tuổi. Ibuprofen có thể làm tăng tác dụng phụ của các kháng sinh nhóm quinolon lên hệ thần kinh trung ương và có thể dẫn đến co giật (không dùng ibuprofen đồng thời với các thuốc kháng sinh này) và tăng nguy cơ chảy máu, gây loét khi dùng ibuprofen với các thuốc giảm đau chống viêm không steroid khác (nên tránh dùng ibuprofen kết hợp với các thuốc chống viêm không steroid khác).
Theo DS Hoàng Thu - Sức khỏe và Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
097460****
Tiếng kêu “rắc rắc”, “tách tách”… lúc di chuyển ở khớp gối có thể do tình trạng khớp gối của bạn đang gặp vấn đề...
Xem toàn bộ- Trang chủ
- Tin y tế
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình