Hotline 24/7
08983-08983

Thiếu hụt vitamin và nguy cơ đột quỵ: Điều bạn cần biết?

Nếu thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin B12 và vitamin D là yếu tố không thể thiếu để chống lại chứng viêm, bảo vệ cơ và giữ cho cấu trúc xương ổn định thì sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ đột quỵ và ảnh hưởng khả năng phục hồi sau đột quỵ của cơ thể.

I. Mối liên quan giữa sự thiếu hụt vitamin và nguy cơ đột quỵ?

Thực tế đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa vitamin với đột quỵ. Nếu thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin B12vitamin D, là yếu tố không thể thiếu để chống lại chứng viêm, bảo vệ cơ và giữ cho cấu trúc xương ổn định, thì sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ đột quỵ và ảnh hưởng khả năng phục hồi sau đột quỵ của cơ thể.

Do đó, khi thiếu hụt hoặc không có khả năng hấp thụ vitamin có thể gây ra 3 loại đột quỵ chính: nhồi máu não (đột quỵ do thiếu máu cục bộ), xuất huyết não và cơn thiếu máu thoáng qua (TIA), hay thường được gọi là đột quỵ nhỏ.

thiếu hụt vitamin và nguy cơ đột quỵSự thiếu hụt vitamin B12 và D trong cơ thể có thể tăng nguy cơ xảy ra đột quỵ

Đột quỵ nhồi máu não là loại đột quỵ phổ biến nhất, xảy ra do sự hình thành của một cục máu đông ngăn chặn dòng lưu thông của máu đến não. Đột quỵ xuất huyết não là kết quả của tình trạng chảy máu trong não do mạch máu bị vỡ hoặc rò rỉ. TIA có triệu chứng triệu tương tự như đột quỵ nhồi máu não, nhưng xảy ra nhanh và biến mất cũng nhanh, tuy nhiên nó lại là một dấu hiệu cảnh báo cho cơn đột quỵ tương lai.

Sự thiếu hụt vitamin cũng xuất hiện trên những bệnh nhân mắc các bệnh lý có liên quan đến yếu tố tăng nguy cơ đột quỵ, chẳng hạn như tăng huyết áp và tiểu đường….

II. Thiếu vitamin B12 và đột quỵ

Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng quan trọng, thường được tìm thấy trong thịt đỏ, thịt gà, lòng đỏ trứng và các loại cá khác nhau. Nó không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu vì kết nối trực tiếp với việc sản xuất các tế bào hồng cầu, mà còn hỗ trợ hệ thần kinh và sản xuất ADN.

Sự thiếu hụt vitamin B12 dẫn đến việc sản xuất quá mức homocysteine. Một khi cơ thể dư thừa homocysteine sẽ ​​gây ra viêm các mạch máu và mất cân bằng oxy hóa.

Viêm ở đây là sự tích tụ của các tế bào bạch cầu trên khắp cơ thể. Khi lưu lượng máu của các mạch máu bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm nhiễm, nó sẽ góp phần tạo ra cục máu đông gây tắc nghẽn hoặc hoặc tổn thương các mạch máu, và đây chính là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

Ngay cả những người có nguy cơ đột quỵ thấp cũng đã phát hiện có mức B12 thấp sau một cơn đột quỵ.

Mặc dù sự thiếu hụt vitamin B12 có thể xảy ra do các vấn đề về chế độ ăn uống, nhưng ở một số bệnh lý nhất định có thể gây cản trở sự hấp thụ vitamin B12 của cơ thể. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị tiêm vitamin B12 để đảm bảo mức độ phù hợp.

vitamin B12 và đột quỵVitamin B12 thường có trong thực phẩm từ nguồn gốc động vật, bao gồm thịt, cá, thịt gia cầm, trứng và sữa.

III. Thiếu hụt vitamin D và đột quỵ

Sự thiếu hụt vitamin D gây ra tổn thương ở các mạch máu hỗ trợ não và thân não. Từ đó có thể dẫn đến đột quỵ nhồi máu não nghiêm trọng.

Tuy nhiên, nếu được bổ sung vitamin D sau đột quỵ, sẽ làm giảm nguy cơ tái phát đột quỵ và phục hồi nhanh các biến chứng.

IV. Vitamin có thể hỗ trợ phục hồi sau đột quỵ như thế nào?

Sau những tác động tiêu cực của đột quỵ đến não và cơ thể bệnh nhân, thì việc tăng cường sức khỏe tổng thể là điều rất quan trọng. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng nếu duy trì mức vitamin B12 và D thích hợp sẽ giúp tỷ lệ hồi phục cao hơn và nhanh hơn cũng như giảm nguy cơ bị đột quỵ tiếp theo.

Đặc biệt, nếu 3 tháng đầu trong giai đoạn phục hồi chức năng, những người sống sót sau đột quỵ có hàm lượng vitamin D cao có thể phục hồi nhanh đáng kể.

V. Làm thế nào để không bị thiếu hụt vitamin sau đột quỵ?

hấp thụ vitaminSau đột quỵ, bạn nên thay đổi chế độ ăn và bổ sung chất giúp hấp thụ vitamin cho cơ thể tốt hơn

Để đảm bảo lượng vitamin D và B12 thích hợp sau đột quỵ, bạn cần thực hiện những việc như sau:

  • Thực hiện nghiêm việc tái khám định kỳ để theo dõi sức khỏe cũng như sự thiếu hụt vitamin.
  • Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh với các loại thực phẩm giàu vitamin D và B12, chẳng hạn như thịt đỏ, trứng, pho mát, sữa, động vật có vỏ, cá hồi, cá tuyết và cá ngừ.
  • Nếu mức độ vitamin không cải thiện, hãy gặp bác sĩ để trao đổi về khả năng hấp thụ vitamin D và B12 của bạn. Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thêm các chất bổ sung để giúp hấp thụ các vitamin.
  • Tuân thủ việc điều trị và uống thuốc đúng giờ, đúng liều theo chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế uống rượu bia, vì có thể gây viêm dạ dày và cản trở sự hấp thụ vitamin B12.
  • Có thể hấp thụ vitamin D tự nhiên từ ánh nắng mặt trời.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X