Hotline 24/7
08983-08983

Thêm tướng công an - không cẩn thận dễ có "chạy chức"!

Đề xuất nâng trần, mở rộng diện các chức vụ hàm tướng của Bộ Công an nhận nhiều ý kiến "can gián". Việc này được cảnh báo dễ dẫn đến chạy chức, dễ phát sinh nhiều "tướng văn phòng"…

Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, đề xuất của Bộ Công an là nâng trần và mở rộng diện các chức vụ có trần cấp hàm tướng rất rộng so với kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị. Không loại trừ lo ngại hướng quy định sẽ làm tăng quá nhiều số lượng tướng của Bộ Công an, ông Lý cho rằng, vấn đề trước hết phải căn cứ vào yêu cầu hoạt động thực tế của Bộ này để xem chức vụ nào, vị trí nào tương xứng với bậc hàm cấp tướng.

Chủ nhiệm UB Pháp luật băn khoăn với một số vị trí như Tổng Biên tập báo ngành, Hiệu trưởng trường đại học, học viện của ngành cũng đều mang hàm cấp tướng; băn khoăn cả lý do vì sao là Thiếu tướng, Trung tướng.

Ngoài ra, ông Lý đặt câu hỏi, trường hợp các nhân sự được biệt phái, nếu cứ ở cấp Cục trưởng trở lên cũng đều được phong tướng hay chỉ làm biệt phái ở những đơn vị có liên quan trực tiếp đến công tác an ninh trật tự mới giữ hàm cấp tướng?

Thêm tướng công an - không cẩn thận dễ có
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang trong lễ phong thăng quân hàm cấp tướng năm 2013 cho cán bộ cấp dưới

Do tính chất quan trọng của dự án luật, dù không phải là cơ quan thẩm tra,UB Tư pháp cũng họp riêng một buổi thảo luận, thống nhất quanđiểm, làm một báo cáo gửi tới Thường vụ Quốc hội về vấnđề này.Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiện cho biết, ý kiến chính thức của UB Tư pháp là việc phong thăng bậc hàm cấp tướng phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị - phải quy định chặt chẽ, đúng với tình hình công tác hiện nay.

Theo ông Hiện, thông báo của Bộ Chính trị đã có định hướng cấp hàm của công an và quân đội các địa phương, tức là cấp tỉnh, huyện, là tương đương nhau. Như vậy, nếu bên công an có 2 Trung tướng ở Hà Nội, TPHCM, 6 Thiếu tướng ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai thì sẽ "khó" cho bên quân đội.

Chủ nhiệm UB Tư pháp đề nghị nên quy định rõ số lượng sĩ quan cấp tướng trong công an, để bảo đảm cơ cấu cấp bậc hàm phù hợp với cơ cấu tổ chức của lực lượng.

"Dự thảo Luật liệt kê các chức vụ được mang cấp bậc hàm trung tướng như cục trưởng các cụ đối ngoại, pháp chế, cải cách hành chính và mang cấp bậc hàm thiếu tướng như giám đốc trung tâm phát thanh, truyền hình, điện ảnh công an nhân dân. Tờ trình của Chính phủ cho rằng đây là thủ trưởng các đơn vị giúp Bộ trưởng Công an tham mưu cho Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật, đảm bảo an ninh quốc gia, xây dựng lực lượng an ninh quốc gia cho toàn ngành. UB Tư pháp cho rằng yêu cầu lãnh đạo cấp tướng với lực lượng này chưa thực sự thuyết phục. Tờ trình của Chính phủ chưa chỉ ra được nhu cầu phong, thăng cấp bậc hàm Trung tướng, Thiếu tướng mới đảm bảo thực hiện tốt công việc được giao"- ông Hiện nói.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước lại tán thành một số điểm trong đề xuất của Bộ Công an là nâng trần và mở rộng diện các chức vụ có trần quân hàm cấp tướng, ủng hộ quan điểm để Giám đốc CA Hà Nội, TPHCM mang hàm Trung tướng. Không ngại vấn đề cơ cấu "chênh" so với quân đội, ông Phước cho rằng sự so sánh cũng chỉ nên có mức độ vì trách nhiệm của mỗi lực lượng trong thời chiến và thời bình khác nhau. Dẫn ý Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, ông Phước cho rằng, thời bình, lực lượng công an còn vất vả hơn thời chiến.

Tuy nhiên, ông Phước lại không đồng tình phong tướng một số chức vụ khác như trợ lý ủy viên Bộ Chính trị (hay trợ lý Bộ trưởng Công an) mang hàm Thiếu tướng. Ông Phước cho rằng dư luận cán bộ trong ngành cũng tâm tư về vấn đề này vì có khi người được cất nhắc trợ lý cơ cấu bầu lãnh đạo Cục không trúng nhưng vì hợp lãnh đạo Bộ nên được rút làm trợ lý và đương nhiên cấp bậc hàm lại ngang với Cục trưởng.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc khuyến nghị, chính sách phong hàm cấp tướng không chỉ để tạo địa vị cho cán bộ làm việc mà còn là một kênh đánh giá công lao, cống hiến của cá nhân. Vậy nên công tác này nếu không có chuẩn mực dễ dẫn đến tham nhũng.

Hơn nữa, chính sách cần hướng tới đối tượng cán bộ chiến sĩ ở những bộ phận có tính chất chiến đấu cao, phải đối mặt với nguy cơ thương vong cao, hi sinh lớn chứ không nên theo hướng ưu tiên "lính văn phòng". Không cẩn thận, việc nâng trần, mở rộng diện chức vụ có quân hàm cấp tướng ở khối văn phòng dễ dẫn đến cuộc chạy đua để vào những đơn vị trực thuộc Bộ trưởng, trực thuộcGiámđốccông an tỉnh, "vừa khỏe re, lại lợi hơn những đơn vị chiến đấu".

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận xét, quy định về việc phong thăng hàm cấp tướng trước nay thiếu quan điểm thống nhất, khi lỏng, khi chặt khiến dư luận có cảm giác cấp trên lúc nào thích thì phong. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu phải lập luận cho được lý do mở rộng diện quân hàm Trung tướng, Thiếu tướng cho GĐ Công an 8 tỉnh thành như Bộ Công an đưa ra.

"Vấn đề phải lập luận rằng đó là những địa bàn trọng yếu như nào thì mới cho hàm cấp tướng chứ không phải là có hàm tướng thì được phân cho ở chỗ này" - Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ.

Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng không hài lòng với quan điểm "lệch pha" thể hiện trong dự thảo luật. Cụ thể, Chủ tịch khái quát, hệ thống cơ quan nhà nước, từ cơ quan Đảng, Quốc hội đến Chính phủ… không hề có chức vụ cấp phó thứ nhất hay thứ 2, phó thường trực hay phó dự bị. Vậy mà Bộ Công lại lại đề xuất thêm một hàm Đại tướng cho Thứ trưởng thứ nhất hay mỗi Tổng Cục thêm một hàm Trung tướng cho Tổng Cục phó thứ nhất…

AloBacsi.vn
Theo P.Thảo - Dân trí

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X