Thầy thuốc ưu tú và ký ức rừng xưa
Một thầy thuốc trải qua biết bao gian khổ thời chiến và cố gắng để gây dựng các cơ sở y tế ở Tây Nguyên và nước bạn Lào.
Khi về hưu, ông vẫn nhiệt tình tham gia Hội Đông y TP. Bắc Ninh và các hội khác để giúp đỡ anh em đồng đội. Năm 2010, ông vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú cho những đóng góp của mình.
Những ký ức rợn người
Tôi đến xã Tân Chi - vùng quê của huyện Tiên Du, Bắc Ninh để tìm thầy thuốc Nguyễn Nhân Dật, người đã có gần 30 năm gắn bó với ngành y ở các vùng đặc biệt khó khăn. Trong ngôi nhà nhìn có vẻ khang trang do được vợ chồng ông cơi nới nhiều lần và quét sơn màu lại mà có, giọng nói vang vang của ông như đắm chìm trong những ký ức rợn người ở núi rừng khi còn công tác.
Ông Nguyễn Nhân Dật sinh năm 1939 ở thôn Chi Hồ, xã Tân Chi, ngày nhỏ tham gia nhiệt tình trong Đội thiếu niên Tuyên truyền địch vận của tỉnh Hà Bắc lúc bấy giờ. Do học giỏi, thông minh, ông được cử đi dạy bổ túc văn hóa ở xã Tân Chi và một vài xã phụ cận. Năm 1960, ông đi học tại Trường Cán bộ y tế Trung ương thuộc Bộ Y tế rồi được giữ lại công tác.
Hai năm sau, ông được cử đi học bồi dưỡng quản lý ngành y tế liên Bộ Y tế - Bộ Lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế lúc bấy giờ là đồng chí Phạm Ngọc Thạch quyết định và được điều sang phụ trách y tế bảo vệ sức khoẻ cán bộ, công nhân, viên chức ngành lâm nghiệp. Từ năm 1963 - 1980, đôi chân ông đã đi không biết bao nhiêu cánh rừng, thôn bản trên cả nước để phục vụ cho y tế ngành lâm nghiệp.
Ông kể: "Tôi là cán bộ mũi nhọn, chỗ nào yếu, thiếu và nguy hiểm thì được điều vào để bổ sung, xây dựng. Nên tôi là người không nhà, không phòng ban, suốt những năm tháng đó, tôi thuyên chuyển hàng trăm cơ sở để làm nhiệm vụ...".
Nhiệm vụ của ông là vừa làm kinh tế, vừa làm quân sự. Những năm kháng chiến ác liệt, ông Dật được cử vào chiến trường B tham gia xây dựng các cơ sở y tế và tham gia chiến đấu. Với nhiệt huyết và hăng hái của tuổi trẻ, nơi nào ác liệt thì ông xông vào, bởi vì "chiến sĩ ta bị thương nhiều lắm, rất cần cứu chữa kịp thời".
Những điều rùng rợn, đau đớn mà ông phải chứng kiến là các đồng đội hiên ngang ngã xuống để bảo vệ đất nước. Có người bị thương, được ông chữa trị gần khỏi thì phải gấp gáp ra trận nên đã hy sinh. Có chiến sĩ vừa mấy hôm trước gặp ông còn tươi cười chào thì vài hôm sau đã có tin báo hy sinh. Rồi hàng trăm, hàng ngàn thương binh khác qua tay ông cứu chữa. Thông thường ở mỗi cuộc chiến, lượng thương binh nhiều gấp 4 lần liệt sĩ. Như thế, hằng ngày ông phải tiếp xúc, chữa trị và chăm sóc cán bộ, các chiến sĩ bị thương.
Một người dễ thương cảm như ông phải nén xúc động thì mới có thể cạo, rửa và băng bó những vết thương nặng của chiến sĩ. Giờ nghĩ lại, ông vẫn thấy xúc động đến rợn toàn thân. Khủng khiếp hơn nữa là những cánh rừng xanh bị rải chất đioxin làm cho lá rừng trơ trụi, bản thân ông Dật cũng nhiễm thứ chất độc đó. Trong một lần đi làm nhiệm vụ, ông Dật bị thương vì bom Mỹ thả cách ông không xa. Tuy thế, sau khi chữa trị, ông vẫn cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn cấp trên giao.
Vợ chồng ông Nguyễn Nhân Dật.
Người của núi rừng
Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, việc khắc phục hậu quả chiến tranh vô cùng gian nan, vất vả. Ông Nguyễn Nhân Dật là Phụ trách y tế trong Liên hiệp Lâm Nông Công nghiệp Easup (Đắk Lắk), gắn bó với núi rừng Tây Nguyên, giúp bà con khắc phục hậu quả, xây dựng lại các cơ sở y tế, các trạm xá...
Giai đoạn những năm 1980 - 1987 là thời kỳ Tây Nguyên thường xuyên phải hứng chịu những đợt dịch hạch, sốt rét dai dẳng, đòi hỏi phải có cán bộ chuyên trách để đối phó với dịch bệnh. Cán bộ Nguyễn Nhân Dật vẫn là một người mũi nhọn, thuyên chuyển đến những nơi khó khăn nhất, bệnh tật hoành hành ác liệt nhất.
Thời gian này, bọn Phun-rô liên tục quấy phá, liên tục phục kích, bắn chết nhiều công nhân lâm nghiệp trên địa bàn. Một mình ông phụ trách y tế toàn Liên hiệp kiêm Trạm trưởng Trung tâm y tế toàn liên hiệp với 40 giường bệnh.
Ngoài ra, toàn Liên hiệp Lâm Nông Công nghiệp Easup gồm 30 đơn vị trực thuộc có 20 trạm y tế cơ sở phục vụ cho 30.000 cán bộ công nhân viên và trẻ em trong toàn Liên hiệp. Từ trạm y tế này đến trạm y tế kia có khi cách xa nhau 100km đường rừng, nếu Liên hiệp phun thuốc DDT (thuốc trừ muỗi) thì phải 30 ngày mới đi hết một vòng toàn Liên hiệp. "Vào mùa khô còn đỡ, đường còn dễ di chuyển. Vào mùa mưa, thực phẩm và thuốc men không vận chuyển qua suối được, thậm chí nước cất cũng thiếu thốn. Để khắc phục tình trạng đó, tôi đã nghĩ ra cách sáng chế bình chưng cất nước cất hai lần di động trong toàn Liên hiệp, tạm thời giải quyết thiếu thốn trong mùa mưa".
Câu chuyện của ông làm tôi nhớ đến những chiến dịch mà các chiến sĩ của quân đội ta phải hành quân cả tháng trời trong rừng. Tôi cũng cảm nhận được khó khăn, qua lời kể của những cựu chiến binh giờ còn sống, nói về khắc nghiệt, dữ dằn vào mùa mưa của núi rừng Tây Nguyên. Những con suối bình thường rất hiền hòa, nhưng mùa mưa nước dâng lên rất hung dữ, chia cắt địa bàn.
Lúc đó, giao thông ngưng trệ, đường vận chuyển lương thực và những đồ dùng khác vô cùng khó khăn. Sáng tạo của y sĩ Nguyễn Nhân Dật lúc đó là một thành công lớn, mang tính đột phá và đóng góp vào việc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân vùng khó khăn giai đoạn hậu chiến. Cách chưng cất nước theo kiểu người dân nấu rượu đã cho ra loại nước cất đủ tiêu chuẩn phục vụ y tế. Loại dụng cụ này rất dễ tháo ra, lắp vào, tiện cho việc đi lại đường rừng núi hiểm trở, lại giúp cho Liên hiệp tiết kiệm được khoản tiền khổng lồ.
Ông Dật đã được UBND tỉnh Đắk Lắk tặng bằng khen và công nhận đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh năm 1983. Trong điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, lại hăng hái dấn thân vào điểm vất vả, ông Dật biến thành "người rừng", vừa đen nhẻm vừa gầy yếu. Ông Dật chia sẻ: "Tôi là người Kinh, nhưng lúc đó, nhìn tôi chẳng khác gì người dân tộc Ê-đê. Tôi lại nói được tiếng Ê-đê, tiếng Lào, nên không ai tin tôi là người Kinh. Những năm đó, tôi được 42kg là may rồi, lại sống ở rừng, thiếu iốt nên cổ bị bướu, lồi ra to tướng. Sau này về quê, ăn muối có iốt vào nó mới xẹp đi đấy".
Năm 1986, ông Dật kết hợp phụ trách đào tạo lớp y tá sơ cấp để bổ sung cán bộ (vốn vừa thiếu vừa yếu) cho Liên hiệp. Lớp đã đào tạo được hơn 50 y tá là con em trong ngành Lâm nghiệp để phục vụ cho Liên hiệp, giải quyết khó khăn về nhân lực cho các cơ sở. Sau 7 năm, với nhiều cố gắng, ông đã hoàn thành xây dựng mô hình y tế Liên hiệp Lâm - Nông - Công nghiệp Easup.
Từ tháng 10/1987 đến tháng 4/1989, ông Dật được cấp trên điều sang xây dựng mô hình y tế của Công ty kinh doanh Lâm nghiệp Việt - Lào (Bộ Lâm nghiệp), đóng tại tỉnh Savanakhet - Lào. Thời điểm này, bọn Phun-rô và bọn phỉ vẫn còn hoành hành trên nước bạn. Nhiều cán bộ của Công ty đã phải đổ máu trong khi làm nhiệm vụ tiễu phỉ, khuyên Phun-rô ra hàng...
Địa bàn hoạt động cũng khá phức tạp vì đối tượng phục vụ của cán bộ y tế không chỉ là nhân dân mình mà còn có nhân dân nước bạn Lào ở 2 huyện Sê Pôn và Mường Phìn tỉnh Savannakhet. Năm 1989, Bộ Lâm nghiệp chuyển sang cơ chế mới, Công ty Kinh doanh Lâm nghiệp Việt Lào giải thể. Ông Dật được nghỉ hưu do sức khỏe yếu, năm công tác đã đủ.
Anh về nhớ lắm rừng xưa
Ngày ông về, gia đình thấy ông "gầy đen như quỷ đói" thì xót xa. Ông Dật bắt đầu được tẩm bổ, nghỉ ngơi cho lại sức. Giờ ông béo hơn rất nhiều, so với ngày ở rừng tăng gần 20kg. Kỷ niệm của ông ở Tây Nguyên, ở nước bạn Lào nhiều lắm, cả cuốn tiểu thuyết cũng không nói hết. Nhưng kỷ niệm buồn, nhiều nước mắt có phần hơn.
Ngày đất nước thống nhất, ông vẫn phải gắn bó với rừng. Lòng ông rộn lên nỗi nhớ vợ, thương con và chỉ biết lấy công việc tìm nguồn vui cho mình. Độ đó, có người hỏi ông rằng, ở điều kiện ông Dật có thể đi học thêm, rồi thăng quan tiến chức. Dù biết vậy, nhưng không có người thay, ông Dật không thể bỏ công việc.
28 năm trời làm việc, ông không để xảy ra sơ suất nào. Bởi ông làm việc có trách nhiệm và lương tâm, cứu được nhiều người bệnh, người bị thương.Về hưu, ông vẫn hoạt động tích cực tại CLB Xe đạp người cao tuổi huyện Tiên Du. "Tham gia cho khỏe người, với lại, tôi là người chịu trách nhiệm đảm bảo sức khỏe cho anh em trên đường đạp xe đi hành hương, thăm thú...".
Ngoài ra, ông còn tham gia Hội Đông y TP. Bắc Ninh, đã khám bệnh và châm cứu từ thiện cho người cao tuổi và nhân dân địa phương với tổng số trên 1.500 lượt người, giúp nhiều hoàn cảnh khó khăn thoát khỏi bệnh tật với chi phí thấp nhất... Hiện nay ông còn phụ trách lớp học sinh dự tập huấn chuyên sâu về châm cứu theo Đề án 1816/Bộ Y tế, đào tạo tại tỉnh Bắc Ninh do các giảng viên bệnh viện ở Trung ương về giảng dạy.
Giờ đây, ông Dật sống đầm ấm bên người vợ tảo tần là nhà giáo Nguyễn Xuân Dung, người mà những năm ông xa nhà, đã chăm sóc tốt cho gia đình nhà chồng, cho các con để ông an tâm làm việc. Nay bà lại ủng hộ, giúp đỡ ông trong những việc từ thiện tại quê hương. Ông Dật nói rất nhớ những nơi năm xưa từng công tác, nhưng do không có điều kiện nên chẳng thể nào đi thăm được. Đầu năm 2010, ông được Nhà nước tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú. Danh hiệu đó ghi công lao và cống hiến của ông trong những năm qua.
Những ký ức rợn người
Tôi đến xã Tân Chi - vùng quê của huyện Tiên Du, Bắc Ninh để tìm thầy thuốc Nguyễn Nhân Dật, người đã có gần 30 năm gắn bó với ngành y ở các vùng đặc biệt khó khăn. Trong ngôi nhà nhìn có vẻ khang trang do được vợ chồng ông cơi nới nhiều lần và quét sơn màu lại mà có, giọng nói vang vang của ông như đắm chìm trong những ký ức rợn người ở núi rừng khi còn công tác.
Ông Nguyễn Nhân Dật sinh năm 1939 ở thôn Chi Hồ, xã Tân Chi, ngày nhỏ tham gia nhiệt tình trong Đội thiếu niên Tuyên truyền địch vận của tỉnh Hà Bắc lúc bấy giờ. Do học giỏi, thông minh, ông được cử đi dạy bổ túc văn hóa ở xã Tân Chi và một vài xã phụ cận. Năm 1960, ông đi học tại Trường Cán bộ y tế Trung ương thuộc Bộ Y tế rồi được giữ lại công tác.
Hai năm sau, ông được cử đi học bồi dưỡng quản lý ngành y tế liên Bộ Y tế - Bộ Lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế lúc bấy giờ là đồng chí Phạm Ngọc Thạch quyết định và được điều sang phụ trách y tế bảo vệ sức khoẻ cán bộ, công nhân, viên chức ngành lâm nghiệp. Từ năm 1963 - 1980, đôi chân ông đã đi không biết bao nhiêu cánh rừng, thôn bản trên cả nước để phục vụ cho y tế ngành lâm nghiệp.
Ông kể: "Tôi là cán bộ mũi nhọn, chỗ nào yếu, thiếu và nguy hiểm thì được điều vào để bổ sung, xây dựng. Nên tôi là người không nhà, không phòng ban, suốt những năm tháng đó, tôi thuyên chuyển hàng trăm cơ sở để làm nhiệm vụ...".
Nhiệm vụ của ông là vừa làm kinh tế, vừa làm quân sự. Những năm kháng chiến ác liệt, ông Dật được cử vào chiến trường B tham gia xây dựng các cơ sở y tế và tham gia chiến đấu. Với nhiệt huyết và hăng hái của tuổi trẻ, nơi nào ác liệt thì ông xông vào, bởi vì "chiến sĩ ta bị thương nhiều lắm, rất cần cứu chữa kịp thời".
Những điều rùng rợn, đau đớn mà ông phải chứng kiến là các đồng đội hiên ngang ngã xuống để bảo vệ đất nước. Có người bị thương, được ông chữa trị gần khỏi thì phải gấp gáp ra trận nên đã hy sinh. Có chiến sĩ vừa mấy hôm trước gặp ông còn tươi cười chào thì vài hôm sau đã có tin báo hy sinh. Rồi hàng trăm, hàng ngàn thương binh khác qua tay ông cứu chữa. Thông thường ở mỗi cuộc chiến, lượng thương binh nhiều gấp 4 lần liệt sĩ. Như thế, hằng ngày ông phải tiếp xúc, chữa trị và chăm sóc cán bộ, các chiến sĩ bị thương.
Một người dễ thương cảm như ông phải nén xúc động thì mới có thể cạo, rửa và băng bó những vết thương nặng của chiến sĩ. Giờ nghĩ lại, ông vẫn thấy xúc động đến rợn toàn thân. Khủng khiếp hơn nữa là những cánh rừng xanh bị rải chất đioxin làm cho lá rừng trơ trụi, bản thân ông Dật cũng nhiễm thứ chất độc đó. Trong một lần đi làm nhiệm vụ, ông Dật bị thương vì bom Mỹ thả cách ông không xa. Tuy thế, sau khi chữa trị, ông vẫn cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn cấp trên giao.
Người của núi rừng
Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, việc khắc phục hậu quả chiến tranh vô cùng gian nan, vất vả. Ông Nguyễn Nhân Dật là Phụ trách y tế trong Liên hiệp Lâm Nông Công nghiệp Easup (Đắk Lắk), gắn bó với núi rừng Tây Nguyên, giúp bà con khắc phục hậu quả, xây dựng lại các cơ sở y tế, các trạm xá...
Giai đoạn những năm 1980 - 1987 là thời kỳ Tây Nguyên thường xuyên phải hứng chịu những đợt dịch hạch, sốt rét dai dẳng, đòi hỏi phải có cán bộ chuyên trách để đối phó với dịch bệnh. Cán bộ Nguyễn Nhân Dật vẫn là một người mũi nhọn, thuyên chuyển đến những nơi khó khăn nhất, bệnh tật hoành hành ác liệt nhất.
Thời gian này, bọn Phun-rô liên tục quấy phá, liên tục phục kích, bắn chết nhiều công nhân lâm nghiệp trên địa bàn. Một mình ông phụ trách y tế toàn Liên hiệp kiêm Trạm trưởng Trung tâm y tế toàn liên hiệp với 40 giường bệnh.
Ngoài ra, toàn Liên hiệp Lâm Nông Công nghiệp Easup gồm 30 đơn vị trực thuộc có 20 trạm y tế cơ sở phục vụ cho 30.000 cán bộ công nhân viên và trẻ em trong toàn Liên hiệp. Từ trạm y tế này đến trạm y tế kia có khi cách xa nhau 100km đường rừng, nếu Liên hiệp phun thuốc DDT (thuốc trừ muỗi) thì phải 30 ngày mới đi hết một vòng toàn Liên hiệp. "Vào mùa khô còn đỡ, đường còn dễ di chuyển. Vào mùa mưa, thực phẩm và thuốc men không vận chuyển qua suối được, thậm chí nước cất cũng thiếu thốn. Để khắc phục tình trạng đó, tôi đã nghĩ ra cách sáng chế bình chưng cất nước cất hai lần di động trong toàn Liên hiệp, tạm thời giải quyết thiếu thốn trong mùa mưa".
Câu chuyện của ông làm tôi nhớ đến những chiến dịch mà các chiến sĩ của quân đội ta phải hành quân cả tháng trời trong rừng. Tôi cũng cảm nhận được khó khăn, qua lời kể của những cựu chiến binh giờ còn sống, nói về khắc nghiệt, dữ dằn vào mùa mưa của núi rừng Tây Nguyên. Những con suối bình thường rất hiền hòa, nhưng mùa mưa nước dâng lên rất hung dữ, chia cắt địa bàn.
Lúc đó, giao thông ngưng trệ, đường vận chuyển lương thực và những đồ dùng khác vô cùng khó khăn. Sáng tạo của y sĩ Nguyễn Nhân Dật lúc đó là một thành công lớn, mang tính đột phá và đóng góp vào việc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân vùng khó khăn giai đoạn hậu chiến. Cách chưng cất nước theo kiểu người dân nấu rượu đã cho ra loại nước cất đủ tiêu chuẩn phục vụ y tế. Loại dụng cụ này rất dễ tháo ra, lắp vào, tiện cho việc đi lại đường rừng núi hiểm trở, lại giúp cho Liên hiệp tiết kiệm được khoản tiền khổng lồ.
Ông Dật đã được UBND tỉnh Đắk Lắk tặng bằng khen và công nhận đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh năm 1983. Trong điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, lại hăng hái dấn thân vào điểm vất vả, ông Dật biến thành "người rừng", vừa đen nhẻm vừa gầy yếu. Ông Dật chia sẻ: "Tôi là người Kinh, nhưng lúc đó, nhìn tôi chẳng khác gì người dân tộc Ê-đê. Tôi lại nói được tiếng Ê-đê, tiếng Lào, nên không ai tin tôi là người Kinh. Những năm đó, tôi được 42kg là may rồi, lại sống ở rừng, thiếu iốt nên cổ bị bướu, lồi ra to tướng. Sau này về quê, ăn muối có iốt vào nó mới xẹp đi đấy".
Năm 1986, ông Dật kết hợp phụ trách đào tạo lớp y tá sơ cấp để bổ sung cán bộ (vốn vừa thiếu vừa yếu) cho Liên hiệp. Lớp đã đào tạo được hơn 50 y tá là con em trong ngành Lâm nghiệp để phục vụ cho Liên hiệp, giải quyết khó khăn về nhân lực cho các cơ sở. Sau 7 năm, với nhiều cố gắng, ông đã hoàn thành xây dựng mô hình y tế Liên hiệp Lâm - Nông - Công nghiệp Easup.
Từ tháng 10/1987 đến tháng 4/1989, ông Dật được cấp trên điều sang xây dựng mô hình y tế của Công ty kinh doanh Lâm nghiệp Việt - Lào (Bộ Lâm nghiệp), đóng tại tỉnh Savanakhet - Lào. Thời điểm này, bọn Phun-rô và bọn phỉ vẫn còn hoành hành trên nước bạn. Nhiều cán bộ của Công ty đã phải đổ máu trong khi làm nhiệm vụ tiễu phỉ, khuyên Phun-rô ra hàng...
Địa bàn hoạt động cũng khá phức tạp vì đối tượng phục vụ của cán bộ y tế không chỉ là nhân dân mình mà còn có nhân dân nước bạn Lào ở 2 huyện Sê Pôn và Mường Phìn tỉnh Savannakhet. Năm 1989, Bộ Lâm nghiệp chuyển sang cơ chế mới, Công ty Kinh doanh Lâm nghiệp Việt Lào giải thể. Ông Dật được nghỉ hưu do sức khỏe yếu, năm công tác đã đủ.
Anh về nhớ lắm rừng xưa
Ngày ông về, gia đình thấy ông "gầy đen như quỷ đói" thì xót xa. Ông Dật bắt đầu được tẩm bổ, nghỉ ngơi cho lại sức. Giờ ông béo hơn rất nhiều, so với ngày ở rừng tăng gần 20kg. Kỷ niệm của ông ở Tây Nguyên, ở nước bạn Lào nhiều lắm, cả cuốn tiểu thuyết cũng không nói hết. Nhưng kỷ niệm buồn, nhiều nước mắt có phần hơn.
Ngày đất nước thống nhất, ông vẫn phải gắn bó với rừng. Lòng ông rộn lên nỗi nhớ vợ, thương con và chỉ biết lấy công việc tìm nguồn vui cho mình. Độ đó, có người hỏi ông rằng, ở điều kiện ông Dật có thể đi học thêm, rồi thăng quan tiến chức. Dù biết vậy, nhưng không có người thay, ông Dật không thể bỏ công việc.
28 năm trời làm việc, ông không để xảy ra sơ suất nào. Bởi ông làm việc có trách nhiệm và lương tâm, cứu được nhiều người bệnh, người bị thương.Về hưu, ông vẫn hoạt động tích cực tại CLB Xe đạp người cao tuổi huyện Tiên Du. "Tham gia cho khỏe người, với lại, tôi là người chịu trách nhiệm đảm bảo sức khỏe cho anh em trên đường đạp xe đi hành hương, thăm thú...".
Ngoài ra, ông còn tham gia Hội Đông y TP. Bắc Ninh, đã khám bệnh và châm cứu từ thiện cho người cao tuổi và nhân dân địa phương với tổng số trên 1.500 lượt người, giúp nhiều hoàn cảnh khó khăn thoát khỏi bệnh tật với chi phí thấp nhất... Hiện nay ông còn phụ trách lớp học sinh dự tập huấn chuyên sâu về châm cứu theo Đề án 1816/Bộ Y tế, đào tạo tại tỉnh Bắc Ninh do các giảng viên bệnh viện ở Trung ương về giảng dạy.
Giờ đây, ông Dật sống đầm ấm bên người vợ tảo tần là nhà giáo Nguyễn Xuân Dung, người mà những năm ông xa nhà, đã chăm sóc tốt cho gia đình nhà chồng, cho các con để ông an tâm làm việc. Nay bà lại ủng hộ, giúp đỡ ông trong những việc từ thiện tại quê hương. Ông Dật nói rất nhớ những nơi năm xưa từng công tác, nhưng do không có điều kiện nên chẳng thể nào đi thăm được. Đầu năm 2010, ông được Nhà nước tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú. Danh hiệu đó ghi công lao và cống hiến của ông trong những năm qua.
Theo Nguyễn Văn Học - Sức khỏe & Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình