Hotline 24/7
08983-08983

Tái tạo mũi tự thân bằng công nghệ in 3D rồi cấy ở cánh tay

Một phụ nữ 50 tuổi ở Toulouse, Pháp, đã được làm lại chiếc mũi mới sau khi cắt bỏ mũi vì ung thư. Chiếc mũi ban đầu của bà được in 3D bằng cách sử dụng vật liệu sinh học và rồi cấy ở cánh tay để các tế bào và mạch máu có thể phát triển vào đó.

Carine - nệnh nhân nữ người Pháp, đã bị cắt một phần mũi thật của mình để điều trị ung thư xoang vào năm 2013.

Cuộc phẫu thuật đã cứu sống bà nhưng những tổn thương kéo dài khiến nữ bệnh nhân quá sợ hãi, không dám rời khỏi nhà với gương mặt thiếu chiếc mũi và khứu giác cũng không còn.

Trước khi bà điều trị ung thư, các bác sĩ đã tạo ra một chiếc mũi tùy chỉnh bằng vật liệu sinh học in 3D và chờ đợi cho đến khi công nghệ bắt kịp.

Năm nay (2022), cấu trúc này được cấy dưới da ở cẳng tay của bà, nơi các tế bào và mạch máu phát triển vào thiết bị trong hơn 2 tháng.

2 tháng sau, chiếc mũi mới được cấy ghép vào khuôn mặt của bà, với các mạch máu bên trong được nối vào các mạch máu ở thái dương.

Bệnh nhân thích thú với chiếc mũi mới, nói rằng nó giúp bà thở tốt hơn và ngửi thấy mùi khu vườn của mình.

Ban đầu các bác sĩ đã cố gắng ghép da của bà để thay thế các mô bị mất nhưng những mô này đã chết. Họ cũng cung cấp mũi giả cho nữ bệnh nhân nhưng rất khó khăn để giữ nó ở đúng vị trí.

Lúc đó, các bác sĩ phẫu thuật, Tiến sĩ Agnes Dupret-Bories và Tiến sĩ Benjamin Valerie đề nghị thử “trồng” lại chiếc mũi mới.

Họ cấy thiết bị vào cẳng tay vì ở đây da mỏng hơn rất nhiều, tương tự như ở mặt. Bệnh nhân đã phải đến bệnh viện thăm khám nhiều lần trong khi da đang phát triển để đảm bảo nó hoạt động tốt và không có tổn thương. Sau 2 tháng, họ đánh giá rằng nó đã đủ lớn để chuyển lên mặt của bà.

Khi vào vị trí, các nhà khoa học đã sử dụng kính hiển vi để gắn các mạch máu trong thiết bị vào các mạch máu ở mặt.

Để thay thế phần da bị mất trên cẳng tay, họ đã lấy một miếng ghép từ đùi của bà.

Carine nằm viện 10 ngày sau thủ thuật, được dùng thuốc kháng sinh và đã thành công. Bà rất hào hứng với ca phẫu thuật.

Nó là một bộ phận cấy ghép được thiết kế riêng bằng vật liệu sinh học, về cơ bản là giàn giáo để có thể đưa vào cơ thể bệnh nhân. Không có giải pháp nào tái tạo các bộ phận lớn như vậy trên khuôn mặt.

Với thiết bị này, các bác sĩ  hi vọng rằng có thể cung cấp một kết quả hài lòng trong 2 lần can thiệp/phẫu thuật. Bệnh nhân hiện không có cảm giác trong mô cấy. Cần phải thực hiện một thao tác thứ ba để khôi phục những cảm giác này.

Theo Daily Mail

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X