Hotline 24/7
08983-08983

Tại sao tiểu đêm lại gây ra đột quỵ?

Tiểu đêm là tình trạng bệnh lý phổ biến và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, tiêu biểu như đột quỵ. Vậy tại sao tiểu đêm lại gây đột quỵ.

Tiểu đêm là tình trạng bệnh lý như thế nào?

Tiểu đêm là một thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng tiểu quá nhiều vào ban đêm, có thể là tiểu đêm 2 lần, tiểu đêm 3 lần hoặc nhiều hơn thế. Trong thời gian ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra ít nước tiểu và dưới dạng cô đặc hơn so với bình thường. Điều này có nghĩa là phần lớn mọi người không cần phải thức dậy trong đêm để đi tiểu và có thể ngủ một giấc liền mạch, không bị gián đoạn từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ.

Nếu bạn thức dậy nhiều hơn 1 lần trong đêm để đi tiểu, bạn có thể đã bị chứng tiểu đêm. Không chỉ ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ của bạn, chứng tiểu đêm còn có thể là một trong các dấu hiệu của một căn bệnh nào đó.
 
Tiểu đêm là tình trạng bệnh lý như thế nào?

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng tiểu đêm nhiều lần?

Đây là căn bệnh xảy ra phổ biến nhất ở nhóm người lớn tuổi. “Thủ phạm” có thể là các nguyên nhân sinh lý (chế độ ăn nhiều nước, canh, trà, bia, cà phê vào buổi tối; dùng thuốc có tính lợi tiểu như thuốc hạ huyết áp; tâm lý lo lắng, căng thẳng, mất ngủ; mang thai; tuổi cao - người trên 80 tuổi thường đi tiểu 2 lần/đêm, rối loạn phản xạ thần kinh điều khiển bàng quang) hay có các bệnh lý (sỏi thận, suy thận mạn tính, đái tháo đường, phì đại tuyến tiền liệt).

Những nguyên nhân này thường khiến bàng quang kích thích quá mức, lượng nước tiểu mới chỉ 100-150ml là cơ thể đã có cảm giác mắc tiểu nhiều, khiến người bệnh luôn muốn đi tiểu, cả ngày và đêm.

Tại sao tiểu đêm lại gây đột quỵ?

Tưởng chừng như không có mối liên hệ nào giữa tiểu đêm và đột quỵ. Tuy nhiên, nhiều báo cáo cho thấy rằng, tỷ lệ đột quỵ ở những người tiểu đêm cao hơn bình thường. Vậy tại sao lại có mối liên hệ này?

Một số nguyên nhân sau có thể giúp bạn giải giải đáp được vấn đề này:

- Tiểu đêm khiến người bệnh thường phải thức dậy về đêm. Việc thức dậy đột ngột này giữa đêm sẽ kéo theo phản ứng tăng huyết áp bởi khi ngủ các cơ quan cũng “nghỉ”, dẫn đến huyết áp giảm. Trạng thái này diễn ra đột ngột trong thời gian ngắn khiến người bệnh không kịp thích nghi và choáng váng, thậm chí cảm thấy căng mạch máu não, khó thở, có thể nóng bừng. Đặc biệt với người có tiền sử huyết áp cao thì hiện tượng này càng nguy hiểm bởi nó là nguyên nhân gây nên tình trạng đột quỵ, vỡ mạch máu…

- Ngoài ra, tiểu đêm ở người cao tuổi được chứng minh là tăng tỷ lệ đột quỵ, bởi người già thường bị loãng xương, mật độ xương giảm. Đây là mối lo khi người bệnh lại thường xuyên thức dậy ban đêm, các cơ quan trong cơ thể chưa “sẵn sàng”, có thể làm tăng khả năng té ngã, gãy xương và một số bệnh lý nguy hiểm, trong đó có đột quỵ.
 
Theo Gia Đình Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X