Hotline 24/7
08983-08983

Sưng hạch cổ và viêm amidan hốc mủ là triệu chứng bệnh gì?

Câu hỏi

Dạ kính chào BS, Dưới cổ em xuất hiện một chỗ sưng đau không biết phải là sưng hạch bạch huyết không vì khi sờ hai bên đều có và chỉ có một bên bị đau và đau lan đến tai ạ. Tự dưng bị sưng sờ vào hay vặn cổ qua lại đều đau. Em đang bị viêm amidan hốc mủ, ngoài ra không còn triệu chứng nào. Vì em nghe nói ung thư vòm họng cũng nổi hạch nên em đang rất hoang mang lo lắng. Mong được BS tư vấn ạ. Em xin cám ơn!

Trả lời
Sưng hạch cổ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Sưng hạch cổ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Hạch cổ to có thể do viêm phản ứng khi có nhiễm trùng nguyên phát ở vùng đầu mặt cổ. Trường hợp này khá phù hợp với tình trạng viêm amidan cấp tính, do đó, em nên tới khám BS Tai mũi họng để điều trị viêm amidan trước. Nếu là hạch viêm cấp tính, sau điều trị khỏi viêm amidan, hạch sẽ nhỏ lại.

Trường hợp hạch vẫn to, em cần tái khám để làm thêm xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Viêm amidan cấp tính là hiện tượng xung huyết và tăng tiết chế của niêm mạc họng và amidan.

Khi bị viêm amidan cấp tính, người bệnh sẽ có những biểu hiện như:

- Triệu chứng toàn thân: Cảm giác người rét hoặc rét run kèm theo sốt 38-39 độ C. Toàn thân mệt mỏi, đau đầu, cảm giác chán ăn, nước tiểu ít và thẫm màu. Ngoài ra, đại tiện thường táo.

- Triệu chứng cơ năng: Khô, rát, nóng ở trong họng, đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên rõ rệt khi nuốt, khi ho. Bệnh thường kèm theo viêm V.A, viêm mũi. Ngoài ra, ở trẻ em có amidan to thở khò khè, đêm ngáy to, nói giọng mũi.

Thường đợt viêm cấp sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Bệnh sẽ diễn biến khoảng 1 tuần, sau 3 – 4 ngày thì bệnh nhân hết sốt, các triệu chứng cơ năng giảm dần. Nhưng bệnh hay tái phát và có thể gây nên các biến chứng như:

- Tại chỗ: gây áp xe quanh amidan hay áp xe thành bên họng.

- Kế cận: thường gây viêm mũi họng, viêm tai giữa cấp, viêm thanh quản cấp, ở trẻ em hay gặp viêm khí - phế quản.

- Xa: có thể gây viêm cầu thận ở trẻ em, thấp khớp cấp. Với loại liên cầu tan huyết beta nhóm A thì dễ gây nên thấp tim.

Chính vì thế khi bệnh viêm amidan cấp tiến triển kéo dài hoặc có thể gây biến chứng thì cần điều trị triệt để bằng cách sử dụng kháng sinh toàn thân khi có mủ kết hợp với thuốc hạ sốt, giảm đau có xúc họng.

Bên cạnh đó, người bệnh nên nghỉ ngơi tại nhà, cách ly với trẻ em khác để tránh lây nhiễm. Trường hợp bệnh nhân viêm amidan mạn tính nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được lời khuyên chính xác xem có cần cắt amidan không.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X