Hotline 24/7
08983-08983

Sốt xuất huyết vào mùa: Sốt, mệt mỏi, làm sao phân biệt với COVID-19?

Tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai liên tiếp ghi nhận các trường hợp sốc sốt xuất huyết Denge. Trong đó có bệnh nhi sốt cao, gia đình nghi ngờ nhiễm COVID-19 do lây từ bạn đọc trên trường.

Đừng nhẫm lẫn giữa sốt xuất huyết và COVID-19

ThS.BS Phạm Thị Kiều Trang, Phụ trách khoa Hồi sức tích cực Chống độc - Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai thông tin, trong tuần vừa qua, bệnh viện tiếp nhận và điều trị 24 ca nhiễm sốt xuất huyết, trong đó có 3 ca nặng bị sốc sốt xuất huyết Denge. Sau khi nhập viện, cả 3 ca nặng được chuyển vào Khoa Hồi sức tích cực Chống độc để được theo dõi và điều trị.

Điển hình là trường hợp bệnh nhi N.T.N.N (11 tuổi, trú tại TP. Biên Hòa, Đồng Nai) nhập viện từ ngày 3/4 sau khi bị sốt 4 ngày và theo dõi tại nhà.

Người nhà cho hay, bệnh nhi đang học lớp 5, sau khi đi học về thấy bệnh nhi sốt cao, gia đình nghĩ là bị lây COVID-19 từ bạn học trên trường. Gia đình thực hiện test COVID-19 nhưng kết quả âm tính, bệnh nhi có dùng thuốc điều trị tại phòng khám nhưng vẫn sốt liên tục, kèm theo nôn ói, tiêu chảy.

Sau đó, gia đình cho nhập viện nhập viện thì được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Denge nặng và được chuyển vào Khoa Hồi sức tích cực Chống độc theo dõi. Sau 2 ngày, bệnh nhi có giảm sốt, chỉ uống được ít sữa và vẫn còn phải thở máy, theo dõi tại khoa.

Theo bác sĩ Trang, sốt xuất huyết và COVID-19 là 2 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đều do virus gây ra với một số triệu chứng ban đầu giống nhau, có thể nhầm lẫn như: sốt, đau đầu, đau mỏi người… Triệu chứng phổ biến của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5 - 7 ngày kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, đau bụng vùng gan, buồn nôn.

Nặng hơn, bệnh nhân có thể xuất huyết chảy máu dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Nếu diễn tiến nặng sẽ có triệu chứng ngủ li bì, hạ đường huyết… dẫn đến sốc, xuất huyết nặng, suy đa cơ quan. Do đó, khi có một trong những biểu hiện trên, người dân nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán, điều trị, tuyệt đối không tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà.

>>> Phân biệt sốt xuất huyết và bệnh COVID-19?

Ngủ mùng, giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để phòng ngừa sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu. Để phòng, chống bệnh sốt xuất huyết mỗi gia đình cần dọn vệ sinh môi trường sạch sẽ trong và ngoài nhà hàng ngày để muỗi không có nơi trú ẩn, đậy kín nắp và lật úp tất cả các dụng cụ chứa nước, thu gom các vật phế thải, chai lọ, túi nilon, lốp xe cũ, gáo vỏ dừa… chứa đựng nước để cho muỗi không có nơi đẻ trứng và sẽ không có muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.

Đặc biệt lưu ý các các hộ gia đình trồng các lọ cây sống đời, lọ hoa, bể tiểu cảnh trong nhà phải thay rửa nước xuyên từ 2-3 ngày/1 lần. Các gia đình trồng rau ở các ô đất trống tuyệt đối không để lưu cữu các xô, thùng chứa nước tưới cây, bỏ thói quen chứa nước trong xô, thùng, phuy… không có nắp để tưới cây.

Mỗi gia đình cần chủ động dùng các chế phẩm sinh học diệt muỗi và bọ gậy, thả cá vào các bể cảnh để cá ăn bọ gậy…, có các biện pháp tránh muỗi đốt như mặc đồ dài tay, mắc màn khi ngủ, bôi kem chống muỗi… để tránh muỗi đốt.

Theo Bộ Y tế, tính đến cuối tháng 3, cả nước ghi nhận gần 10.000 người mắc sốt xuất huyết, trong đó có 2 ca tử vong tại tỉnh Bình Dương. So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc giảm 65,4% và số tử vong giảm 4 trường hợp. Mặc dù số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết giảm nhiều nhưng trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, các chuyên gia y tế cảnh báo nguy cơ nhầm lẫn giữa bệnh sốt xuất huyết và COVID-19.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X