Rửa mặt bằng nước nóng hay lạnh thì tốt hơn?
Có phải là da nhờn nên rửa mặt bằng nước ấm, da khô nên rửa bằng nước lạnh?

Da mặt bạn ít mụn nhưng có mụn cám ở mũi nên có thể bạn thuộc loại da hỗn hợp: thường khô ở 2 bên má và nhờn ở vùng chữ T (trán và mũi).
Nước nóng có tác dụng làm nở lỗ chân lông giúp dễ lấy sạch bụi bẩn. Đầu tiên dùng nước ấm rửa mặt để lỗ chân lông nở ra, dùng sữa rửa mặt (đánh đều trong lòng bàn tay cho nổi bông mịn) nhẹ nhàng xoa đều lên mặt, để cho sữa đem đi hết những chất bẩn, sau đó rửa sạch bằng nước và dùng nước lạnh rửa lại để thu nhỏ lỗ chân lông.
Rửa nước lạnh lần cuối ngoài tác dụng thu nhỏ lỗ chân lông còn làm cho đầu óc tỉnh táo, tăng cường khả năng thích nghi với thời tiết. Nước không nên lạnh quá (không dùng nước đá đang chảy, càng không dùng đá chà lên mặt) hoặc quá nóng (làm da đỏ lên), đều có thể gây tổn thương cho da.
- Chất bã bài tiết ra ngoài bị bịt kín lại.
- Chất sừng của da, tế bào chết bịt kín miệng ống bài tiết chất bã.
Có 3 trường hợp xảy ra:
- Nếu không bị nhiễm trùng thì sẽ tạo thành mụn đầu trắng, bị bịt kín.
- Khi mụn đầu trắng bị hở ra bên ngoài và gặp hiện tượng oxy hóa thì phần ngoài của nhân mụn sẽ trở thành màu đen, nên gọi là mụn đầu đen.
Do đó, cách tốt nhất để làm sạch mụn là rửa mặt để tẩy sạch chất bẩn. Bạn cũng không nên rửa mặt quá thường xuyên nếu không tiếp xúc nhiều với bụi bặm: vùng chữ T cần được chăm sóc và làm sạch 2 lần/ngày. Trong khi đó, những vùng da khác chỉ cần 1 lần/ngày.
Chúc bạn sớm có làn da như ý!
Bài viết có hữu ích với bạn?
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình