![]() |
Thông tin hiện tượng rong biển chết dạt bờ
dày đặc ở huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) dày đặc do nhiễm độc xuất hiện
nhiều ngày qua. |
![]() |
Ông Lê Thanh Thu (55 tuổi, thợ cơ khí ở Ba
Đồn), một nhiếp ảnh gia không chuyên cho biết, 3 ngày trước, ông có về
chụp ảnh ở vùng biển xã Cảnh Dương và thấy hiện tượng rong biển dạt vào
bờ. |
![]() |
Tuy nhiên, nhiều ngư dân địa phương khẳng
định, loại rong dạt bờ là một trong những loại thực vật thủy sinh sống
tập trung nhiều ở vùng nước cạn dọc theo các rạn đá ở vùng biển Quảng
Phú và Quảng Đông, cách bờ từ vài chục đến vài trăm mét. |
![]() |
Loại rong sống ở vùng biển 2 xã nói trên
tương tự loài sống ở thượng nguồn một số con sông như sông Son, sông
Gianh. Tuy nhiên, loài này có thể ăn được như một loại rau đặc sản.
Người dân địa phương thường vớt, lấy phần ngọn non về luộc ăn tươi hoặc
phơi khô làm thực phẩm dự trữ. Theo giải thích của ngư dân, rong chết
dạt bờ, xếp thành lớp dày đặc là do những người khai thác loại thực vật
này chỉ lấy phần ngọn, số còn lại vứt xuống biển. |
![]() |
Phần thân và gốc già của rong biển theo
dòng thuỷ triều dạt vào bờ các xã Cảnh Dương, Quảng Phú và Quảng Đông.
Từ lâu, người dân địa phương đã có nghề vớt rong trong khoảng thời gian
tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. Sau khi hết mùa, xác loại thực vật thuỷ
sinh này trôi dạt vào bờ. |
![]() |
Những khu vực rong chết dạt vào dày đặc là
do trôi theo thuỷ triều gặp vật cản như các bãi đá. Những đoạn ít vật
cản, rong dạt vào thưa thớt. |
![]() |
Xen lẫn trong loại rong đặc trưng của vùng
biển bắc Quảng Bình là nhiều loại rong, tảo khác. "Chính quyền huyện đã
về kiểm tra thực tế tình hình sau khi có thông tin vụ việc. Cán bộ Chi
cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh khẳng định đây là hiện
tượng bình thường, không cần gửi mẫu kiểm định", ông Nguyễn Quang Ngọc -
Phó chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch - thông tin. |
![]() |
Ông Nguyễn Đình Vĩnh (65 tuổi, trú thôn
19/5, xã Quảng Đông) cho biết, năm nào ông cũng chứng kiến hiện tượng
rong biển dạt bờ. "Rong này được người dân chúng tôi hái, đem về phơi
khô hoặc ăn tươi. Phần gốc bị vứt lại trôi dạt vào bờ và chết khô dưới
cát nóng chứ không phải do nhiễm độc gì hết", ông Vĩnh nói. |