Phình động mạch chủ bụng: Dễ chết
Phình động mạch chủ bụng là bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao khi có biến chứng. ThS-BS Lê Thanh Phong BV ĐH Y Dược TPHCM, phân tích về bệnh này.
* Phóng viên: Xin BS cho biết thông tin về căn bệnh này?
* Qua thực tiễn điều trị, tỉ lệ tử vong với căn bệnh này được ghi nhận như thế nào?
- Theo các số liệu trong nước, tỉ lệ tử vong ở người bị vỡ phình ĐMC bụng rất cao, khoảng 90% trường hợp.
* Vậy những dấu hiệu nào giúp người bệnh tự nhận biết phình ĐMC bụng để sớm được can thiệp?
* Với một căn bệnh nguy hiểm như vậy thì khả năng điều trị hiện như thế nào?
- Khi kích thước túi phình bằng hoặc lớn hơn 5 cm thì phải phẫu thuật. Hiện đang có 2 phương pháp điều trị là mổ hở và đặt stent. Mổ hở là phương pháp thay túi phình ĐMC bằng 1 ống mạch máu nhân tạo. Đây là một phẫu thuật lớn, mất máu nhiều, đường mổ dài, gây đau sau mổ và thời gian nằm viện lâu. Gần đây, một số bệnh viện đã áp dụng đặt stent (can thiệp nội mạch) như là một phương pháp điều trị tương đương với mổ mở cho những bệnh nhân phù hợp. Phương pháp điều trị này ít xâm lấn, ít đau, ít mất máu và thời gian hồi phục nhanh nhưng cho kết quả ngắn hạn và trung hạn tương đương với mổ hở.
* Như vậy thì thể trạng bệnh nhân có là việc cần quan tâm khi lựa chọn phương pháp điều trị trong trường hợp này?
- Có chứ. Bởi tuy có nhiều ưu điểm và đem lại cơ hội sống còn cho nhiều bệnh nhân nhưng không hẳn đặt stent sẽ tốt hơn mổ hở. Hai phương pháp điều trị này bổ sung cho nhau vì đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Bệnh nhân có thể trạng tốt thì mổ hở sẽ phù hợp hơn vì kết quả về lâu dài là rất tốt nhưng thể trạng kém và có thể có biến chứng nguy hiểm khi mổ hở thì đặt stent lại là lựa chọn hợp lý, có thể chữa lành bệnh với nguy cơ sau mổ thấp hơn.
Nên siêu âm bụng Phình ĐMC bụng thường gặp ở nam giới trên 60 tuổi, hút thuốc lá, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, có bệnh tắc mạch ngoại biên hoặc có người thân bị mắc bệnh phình ĐMC bụng. Bệnh xơ vữa mạch là nguyên nhân chính của bệnh này. Việc phát hiện bệnh trước khi vỡ phình ĐMC là rất khó nhưng hết sức cần thiết. Khi chúng ta sờ thấy có một khối to ở bụng đập theo nhịp tim thì nên đến bệnh viện để siêu âm. Nam giới trên 60 tuổi, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ tim mạch, nên siêu âm bụng để xem có mắc bệnh này hay không. Khi đã xác định có phình ĐMC bụng nhưng chưa có chỉ định mổ thì cần được theo dõi định kỳ mỗi 3 tháng hoặc 6 tháng bằng siêu âm cho đến khi có chỉ định. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình