Phấn đấu để nằm bệnh viện như đi nghỉ mát
Giảm chờ đợi, thủ tục phiền hà, có bộ phân chuyên tư vấn, bệnh nhân nằm bệnh viện như đi nghỉ mát…
Đó là nguyện vọng của 56 bác sĩ trẻ tiêu biểu ngành y TP.HCM tại cuộc gặp gỡ với lãnh đạo với Thành ủy, UBND, HĐND TP.HCM, tại BV Nhi đồng 1 nhân kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2.
Thân thiện như với người nhà
Tại cuộc gặp gỡ, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Đua hỏi: Các bạn suy nghĩ gì về y đức? Nhiều ý kiến cho rằng y đức là thái độ giao tiếp, ứng xử, xem bệnh nhân như người trong gia đình…

Bác sĩ trẻ Nguyễn Duy Long, BV Nhi đồng 1, cho rằng một bác sĩ buổi sáng khám 100 bệnh nhân, thời gian khám quá ít bệnh nhân chưa thỏa mãn. Ngoài trị liệu, người bệnh cần thông tin tư vấn, hướng dẫn, giải thích để yên tâm. Lúc ấy, trong mắt họ, thầy thuốc đáng trân trọng hơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Uyên Uyên, BV Mắt, chia sẻ cần tôn trọng bệnh nhân. Khi tiếp xúc, bác sĩ phải tạo cho bệnh nhân thoải mái, xem họ như cha mẹ, anh chị em ruột. Để bệnh nhân cảm nhận nằm bệnh viện như đi nghỉ mát!
“Muốn làm được điều này thì điều kiện phòng chờ đợi phải tốt như có quạt nước phun sương. Cần giảm bớt thời gian chờ đợi xét nghiệm và có đội nhân viên hướng dẫn” - bác sĩ Nguyễn Đạt Nguyên, BV Từ Dũ, nói.
Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, BV Từ Dũ, đề nghị nên có một phòng tư vấn 24/24 giờ trong mỗi khoa, có người chuyên trách, đặc biệt là nơi cấp cứu.
Bác sĩ Hoàng Thiện Tâm, BV Truyền máu Huyết học, tâm sự: “Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi với bệnh nhân là có bảo hiểm y tế không? Khi chúng tôi nghe bệnh nhân nói có là rất vui, vì bác sĩ sẽ chỉ định dễ dàng hơn do các bệnh về máu chi phí rất cao. BHYT cần có quy trình giải quyết bệnh nhân đơn giản nhất. Nhiều người ở quê sai sót có một tí mà phải về quê làm lại tốn kém nhiều cho bản thân họ và xã hội”.
Bác sĩ trẻ Lê Ngọc Diệp, BV Từ Dũ, kêu gọi 100% thanh niên ngành y cống hiến hơn nữa trong khám chữa bệnh từ thiện, công tác xã hội cộng đồng, xem đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của bác sĩ trẻ.
Đã học và làm theo lời Bác
“Ai sinh ra cũng phải học và nghề nào cũng phải có đạo đức nhưng ngành y thì y đức vô cùng quan trọng. Hiện nay, các bệnh viện đã thay đổi quan điểm, xem bệnh nhân là khách hàng, do đó phải biết ơn bệnh nhân. Không có lý do gì mà nói bệnh nhân đông nên tôi mệt và có quyền cáu gắt, cười không nổi với người bệnh” - Giám đốc Sở Y tế Phạm Việt Thanh nói.
Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Đua đánh giá hầu hết những ý kiến, nguyện vọng của bác sĩ trẻ đều có chung mục đích là hoàn thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho người dân tốt hơn. Đòi hỏi cho người dân tiếp cận BHYT nhanh, gọn và hiệu quả hơn, Phó Bí thư dặn dò: Dù trang thiết bị vật chất hiện đại đến đâu cũng không bằng thái độ, ứng xử của con người, sự quan tâm, ân cần giúp đỡ bệnh nhân mới là đáng quý.
Phó Bí thư Thành ủy cũng đề nghị bác sĩ trẻ nhận thêm nhiều vụ, nhất là công trình, đề tài nghiên cứu khoa học thực tiễn đưa vào áp dụng nơi làm việc cộng đồng. Lãnh đạo TP sẽ tạo mọi điều kiện để các bạn học tập nâng cao tay nghề, nghiên cứu khoa học. Lãnh đạo Sở Y tế, bệnh viện và các khoa, phòng phải giao việc, giao đề tài để bác sĩ trẻ làm chủ đề tài, chủ công nghệ…
Thân thiện như với người nhà
Tại cuộc gặp gỡ, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Đua hỏi: Các bạn suy nghĩ gì về y đức? Nhiều ý kiến cho rằng y đức là thái độ giao tiếp, ứng xử, xem bệnh nhân như người trong gia đình…

Mô hình "Bệnh viện - Nhà trẻ" của khoa Nhi (BV Vũ Anh)
Bác sĩ trẻ Nguyễn Duy Long, BV Nhi đồng 1, cho rằng một bác sĩ buổi sáng khám 100 bệnh nhân, thời gian khám quá ít bệnh nhân chưa thỏa mãn. Ngoài trị liệu, người bệnh cần thông tin tư vấn, hướng dẫn, giải thích để yên tâm. Lúc ấy, trong mắt họ, thầy thuốc đáng trân trọng hơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Uyên Uyên, BV Mắt, chia sẻ cần tôn trọng bệnh nhân. Khi tiếp xúc, bác sĩ phải tạo cho bệnh nhân thoải mái, xem họ như cha mẹ, anh chị em ruột. Để bệnh nhân cảm nhận nằm bệnh viện như đi nghỉ mát!
“Muốn làm được điều này thì điều kiện phòng chờ đợi phải tốt như có quạt nước phun sương. Cần giảm bớt thời gian chờ đợi xét nghiệm và có đội nhân viên hướng dẫn” - bác sĩ Nguyễn Đạt Nguyên, BV Từ Dũ, nói.
Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, BV Từ Dũ, đề nghị nên có một phòng tư vấn 24/24 giờ trong mỗi khoa, có người chuyên trách, đặc biệt là nơi cấp cứu.
Bác sĩ Hoàng Thiện Tâm, BV Truyền máu Huyết học, tâm sự: “Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi với bệnh nhân là có bảo hiểm y tế không? Khi chúng tôi nghe bệnh nhân nói có là rất vui, vì bác sĩ sẽ chỉ định dễ dàng hơn do các bệnh về máu chi phí rất cao. BHYT cần có quy trình giải quyết bệnh nhân đơn giản nhất. Nhiều người ở quê sai sót có một tí mà phải về quê làm lại tốn kém nhiều cho bản thân họ và xã hội”.
Bác sĩ trẻ Lê Ngọc Diệp, BV Từ Dũ, kêu gọi 100% thanh niên ngành y cống hiến hơn nữa trong khám chữa bệnh từ thiện, công tác xã hội cộng đồng, xem đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của bác sĩ trẻ.
Đã học và làm theo lời Bác
“Ai sinh ra cũng phải học và nghề nào cũng phải có đạo đức nhưng ngành y thì y đức vô cùng quan trọng. Hiện nay, các bệnh viện đã thay đổi quan điểm, xem bệnh nhân là khách hàng, do đó phải biết ơn bệnh nhân. Không có lý do gì mà nói bệnh nhân đông nên tôi mệt và có quyền cáu gắt, cười không nổi với người bệnh” - Giám đốc Sở Y tế Phạm Việt Thanh nói.
Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Đua đánh giá hầu hết những ý kiến, nguyện vọng của bác sĩ trẻ đều có chung mục đích là hoàn thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho người dân tốt hơn. Đòi hỏi cho người dân tiếp cận BHYT nhanh, gọn và hiệu quả hơn, Phó Bí thư dặn dò: Dù trang thiết bị vật chất hiện đại đến đâu cũng không bằng thái độ, ứng xử của con người, sự quan tâm, ân cần giúp đỡ bệnh nhân mới là đáng quý.
Phó Bí thư Thành ủy cũng đề nghị bác sĩ trẻ nhận thêm nhiều vụ, nhất là công trình, đề tài nghiên cứu khoa học thực tiễn đưa vào áp dụng nơi làm việc cộng đồng. Lãnh đạo TP sẽ tạo mọi điều kiện để các bạn học tập nâng cao tay nghề, nghiên cứu khoa học. Lãnh đạo Sở Y tế, bệnh viện và các khoa, phòng phải giao việc, giao đề tài để bác sĩ trẻ làm chủ đề tài, chủ công nghệ…
Theo Pháp luật TP.HCM
Bài viết có hữu ích với bạn?
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình