Những bác sĩ không… dao kéo
Họ là những BS không dùng “dao kéo” để chữa bệnh mà giúp bệnh nhân (BN) bằng chính cái tâm của người thầy thuốc...
Đau cái đau của người bệnh
BS Võ Thị Thanh Thu –Trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hóc Môn, TP.HCM được nhiều người thán phục về tài… “thôi miên” BN.
Gặp chị giữa lúc chị vừa tư vấn thành công cho một cặp vợ chồng mà người vợ bị lây nhiễm HIV từ người tình cũ và mới hạ sinh cho chồng một cậu con trai. Sau khi được động viên, tư vấn, người chồng đã bỏ đi những suy nghĩ tiêu cực và hứa sẽ vẫn yêu thương vợ mình như trước.
BS Thu trăn trở: “Có những em gái mới 19 – 20 tuổi, khi nghe tin mình bị nhiễm HIV trong lúc đang mang thai đã chết lặng. Thương nhất là những phụ nữ chân lấm tay bùn, suốt ngày chỉ biết cơm nước cho chồng, cho con lại phải nhận tin mình mắc căn bệnh hiểm nghèo chưa có thuốc chữa. Do đó, tư vấn cho một ca HIV trở lại cuộc sống bình thường, khó gấp nhiều lần so với những ca khuyên người ta sinh đẻ có kế hoạch".

Nét mặt BS Thu chợt rạng rỡ khi nói về niềm hạnh phúc lớn lao của mình về việc giúp BN yêu đời trở lại. Từ ngày làm ở Trung tâm, BS Thu đã chứng kiến và phụ trách tư vấn cho rất nhiều trường hợp, và không ít chị em rơi vào những hoàn cảnh đau lòng.
Gần đây nhất, BS Thu đã can thiệp thành công một người mẹ chồng bắt con dâu phải tiếp tục sinh cho được một cháu trai, dù chị này đang mắc bệnh tim nặng. Chị lặn lội tìm xuống tận nhà mẹ chồng của BN, giải thích và thuyết phục. Một lần không được thì hai lần rồi ba lần. Cuối cùng cũng đã tạo được sự thông cảm và thấu hiểu của người mẹ dành cho con dâu.
26 năm công tác tại Trung tâm Y tế dự phòng huyện Cần Giờ cũng là bấy nhiêu năm BS Lâm Ngọc Hường gắn bó với những BN nghèo. Cứ mỗi tháng, chị lại bỏ ra một tuần để đi tư vấn, phát thuốc định kỳ cho bảy trạm y tế của huyện, bất chấp nắng mưa hay rơi vào các ngày nghỉ lễ.
Nhiều cơ sở xa đến tận 50km, chị cũng lặn lội đi từ sớm để bắt xe buýt, xe ôm cho kịp giờ, không để BN phải chờ đợi lâu. Vì theo chị, nếu BN tâm thần thiếu thuốc sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ và rất nguy hại cho xã hội.
Chị nhớ mãi hình ảnh một nữ sinh đang học lớp 12, vì học hành căng thẳng đã bị rối loạn hành vi, la hét, không nghe lời ai và luôn trong trạng thái kích động. Trong lúc chị bước vào phòng chuẩn bị tư vấn, BN lên cơn kích động đã xông vào đánh chị. Kiên nhẫn chịu đựng, chị đã điều trị thành công, giúp BN tiếp tục học tập, tốt nghiệp đại học.
Sau những gian truân
BS Hường nhớ lại những ngày mới đặt chân lên đất Cần Giờ: “Mỗi sáng từ Hóc Môn tôi phải thức dậy thật sớm đi xe máy, rồi lại đi đò qua Cần Giờ công tác. Đến Cần Giờ còn phải lội bộ cả cây số mới tới được bệnh viện ở Cần Thạnh, đường sá lúc nào cũng vắng ngắt, chỉ có vài căn nhà lá. Khi muốn vận động, tuyên truyền cho người dân, chúng tôi phải di chuyển liên tục giữa các địa bàn vốn bị chia cắt với địa hình trắc trở. Ngay cả kim tiêm, ống chích cũng thiếu”.
Có những ca bệnh nặng phải cấp cứu, các chị - những cô gái thành thị phải dùng ghe để chuyển bệnh vào đất liền. Vừa kể chị vừa chợt nhớ: “Lúc ấy làm gì có điện, thế là BS phục vụ người bệnh dưới ánh đèn dầu tù mù".

Nước là chuyện khiến các chị “đau khổ” nhất, vì phải mua từng lít một. Nhiều lúc thiếu nước hay ghe chở nước tới chưa kịp, nhân viên y tế phải lội bộ cả cây số để đi tìm nước giếng tắm, nhưng khổ nhất là nước lợ khiến các dụng cụ bằng kim loại bị gỉ sét hết. Rất nhiều y tá về công tác Cần Giờ chung với BS Hường ngày ấy đã quay lại thành phố, còn chị vẫn bám trụ nơi này.
Với chị, chẳng có gì khó hiểu, bởi: người dân ở đây đang rất cần những y tá, BS. Đó cũng chính là động lực giúp chị Hường từ một cô y tá đã cố gắng học và phấn đấu trở thành một BS quay trở lại phục vụ cho bà con nghèo khó huyện Cần Giờ.
Cũng như chị Hường, BS Thu sau khi tốt nghiệp Đại học Y Dược Cần Thơ chuyên khoa Ngoại sản, đã gắn liền với công tác tuyên truyền vận động người dân hạn chế sinh nở. Lúc đầu, chị cũng làm BS điều trị, nhưng nhờ tài “lấy lòng” BN, Ban giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hóc Môn đã chuyển hẳn chị sang lĩnh vực tuyên truyền.
Chị suy tư: Lúc đầu cũng hơi buồn, vì nghĩ chỉ làm công tác vận động quần chúng sẽ bị “lụt nghề”. Thế nhưng, sau nhiều lần đi tư vấn, đặt vòng tránh thai cho bà con vùng sâu, vùng xa của huyện; cảm thấy bà con rất gần gũi, và nhiều phong tục lạc hậu như trọng nam khinh nữ, sinh con trai nối dõi tông đường vẫn còn đè nặng lên ý thức của nhiều người, nên chị gắn chặt với công việc tuyên truyền từ lúc nào không hay.
Với công tác tuyên truyền, vận động bà con tham gia phòng chống và chữa bệnh lao thì y sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng là người được xem là “gạo cội” vì có đến 31 năm bám trụ với nghề.
Chị kể: Lúc trước, địa bàn Thủ Đức đi lại trắc trở nên phải xuống tận từng nhà BN tư vấn, giải thích để người dân không kỳ thị với bệnh lao. Mỗi tháng, chị đem thuốc xuống 11 trạm y tế của 11 phường theo lịch quy định để phát thuốc trực tiếp cho BN. Thậm chí, khi chia tách Q.2 ra khỏi Q.Thủ Đức, để có được kết quả xét nghiệm người bệnh có bị lao hay không, chị phải thu gom từng mẫu đờm của BN sang Q.Thủ Đức nhờ xét nghiệm.
Công việc vất vả cộng với môi trường độc hại, nên nhiều người về được vài tháng lại “chịu không nổi” và ra đi, chỉ còn mình chị, ngày ngày giám sát trực tiếp 11 trạm y tế ở quận, tham gia tuyên truyền phòng chống bệnh lao cho các em học sinh, khu dân cư, tham gia các chương trình nghiên cứu như điều trị lao đa kháng thuốc, tư vấn xét nghiệm HIV cho BN lao…
BS Võ Thị Thanh Thu –Trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hóc Môn, TP.HCM được nhiều người thán phục về tài… “thôi miên” BN.
Gặp chị giữa lúc chị vừa tư vấn thành công cho một cặp vợ chồng mà người vợ bị lây nhiễm HIV từ người tình cũ và mới hạ sinh cho chồng một cậu con trai. Sau khi được động viên, tư vấn, người chồng đã bỏ đi những suy nghĩ tiêu cực và hứa sẽ vẫn yêu thương vợ mình như trước.
BS Thu trăn trở: “Có những em gái mới 19 – 20 tuổi, khi nghe tin mình bị nhiễm HIV trong lúc đang mang thai đã chết lặng. Thương nhất là những phụ nữ chân lấm tay bùn, suốt ngày chỉ biết cơm nước cho chồng, cho con lại phải nhận tin mình mắc căn bệnh hiểm nghèo chưa có thuốc chữa. Do đó, tư vấn cho một ca HIV trở lại cuộc sống bình thường, khó gấp nhiều lần so với những ca khuyên người ta sinh đẻ có kế hoạch".

BS Thu tư vấn cho một trường hợp trẻ vị thành niên về sức khỏe sinh sản
Nét mặt BS Thu chợt rạng rỡ khi nói về niềm hạnh phúc lớn lao của mình về việc giúp BN yêu đời trở lại. Từ ngày làm ở Trung tâm, BS Thu đã chứng kiến và phụ trách tư vấn cho rất nhiều trường hợp, và không ít chị em rơi vào những hoàn cảnh đau lòng.
Gần đây nhất, BS Thu đã can thiệp thành công một người mẹ chồng bắt con dâu phải tiếp tục sinh cho được một cháu trai, dù chị này đang mắc bệnh tim nặng. Chị lặn lội tìm xuống tận nhà mẹ chồng của BN, giải thích và thuyết phục. Một lần không được thì hai lần rồi ba lần. Cuối cùng cũng đã tạo được sự thông cảm và thấu hiểu của người mẹ dành cho con dâu.
26 năm công tác tại Trung tâm Y tế dự phòng huyện Cần Giờ cũng là bấy nhiêu năm BS Lâm Ngọc Hường gắn bó với những BN nghèo. Cứ mỗi tháng, chị lại bỏ ra một tuần để đi tư vấn, phát thuốc định kỳ cho bảy trạm y tế của huyện, bất chấp nắng mưa hay rơi vào các ngày nghỉ lễ.
Nhiều cơ sở xa đến tận 50km, chị cũng lặn lội đi từ sớm để bắt xe buýt, xe ôm cho kịp giờ, không để BN phải chờ đợi lâu. Vì theo chị, nếu BN tâm thần thiếu thuốc sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ và rất nguy hại cho xã hội.
Chị nhớ mãi hình ảnh một nữ sinh đang học lớp 12, vì học hành căng thẳng đã bị rối loạn hành vi, la hét, không nghe lời ai và luôn trong trạng thái kích động. Trong lúc chị bước vào phòng chuẩn bị tư vấn, BN lên cơn kích động đã xông vào đánh chị. Kiên nhẫn chịu đựng, chị đã điều trị thành công, giúp BN tiếp tục học tập, tốt nghiệp đại học.
Sau những gian truân
BS Hường nhớ lại những ngày mới đặt chân lên đất Cần Giờ: “Mỗi sáng từ Hóc Môn tôi phải thức dậy thật sớm đi xe máy, rồi lại đi đò qua Cần Giờ công tác. Đến Cần Giờ còn phải lội bộ cả cây số mới tới được bệnh viện ở Cần Thạnh, đường sá lúc nào cũng vắng ngắt, chỉ có vài căn nhà lá. Khi muốn vận động, tuyên truyền cho người dân, chúng tôi phải di chuyển liên tục giữa các địa bàn vốn bị chia cắt với địa hình trắc trở. Ngay cả kim tiêm, ống chích cũng thiếu”.
Có những ca bệnh nặng phải cấp cứu, các chị - những cô gái thành thị phải dùng ghe để chuyển bệnh vào đất liền. Vừa kể chị vừa chợt nhớ: “Lúc ấy làm gì có điện, thế là BS phục vụ người bệnh dưới ánh đèn dầu tù mù".

BS Hường bám trụ với Cần Giờ chỉ bởi một lý do đơn giản: người dân cần y tá, bác sĩ
Nước là chuyện khiến các chị “đau khổ” nhất, vì phải mua từng lít một. Nhiều lúc thiếu nước hay ghe chở nước tới chưa kịp, nhân viên y tế phải lội bộ cả cây số để đi tìm nước giếng tắm, nhưng khổ nhất là nước lợ khiến các dụng cụ bằng kim loại bị gỉ sét hết. Rất nhiều y tá về công tác Cần Giờ chung với BS Hường ngày ấy đã quay lại thành phố, còn chị vẫn bám trụ nơi này.
Với chị, chẳng có gì khó hiểu, bởi: người dân ở đây đang rất cần những y tá, BS. Đó cũng chính là động lực giúp chị Hường từ một cô y tá đã cố gắng học và phấn đấu trở thành một BS quay trở lại phục vụ cho bà con nghèo khó huyện Cần Giờ.
Cũng như chị Hường, BS Thu sau khi tốt nghiệp Đại học Y Dược Cần Thơ chuyên khoa Ngoại sản, đã gắn liền với công tác tuyên truyền vận động người dân hạn chế sinh nở. Lúc đầu, chị cũng làm BS điều trị, nhưng nhờ tài “lấy lòng” BN, Ban giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hóc Môn đã chuyển hẳn chị sang lĩnh vực tuyên truyền.
Chị suy tư: Lúc đầu cũng hơi buồn, vì nghĩ chỉ làm công tác vận động quần chúng sẽ bị “lụt nghề”. Thế nhưng, sau nhiều lần đi tư vấn, đặt vòng tránh thai cho bà con vùng sâu, vùng xa của huyện; cảm thấy bà con rất gần gũi, và nhiều phong tục lạc hậu như trọng nam khinh nữ, sinh con trai nối dõi tông đường vẫn còn đè nặng lên ý thức của nhiều người, nên chị gắn chặt với công việc tuyên truyền từ lúc nào không hay.
Với công tác tuyên truyền, vận động bà con tham gia phòng chống và chữa bệnh lao thì y sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng là người được xem là “gạo cội” vì có đến 31 năm bám trụ với nghề.
Chị kể: Lúc trước, địa bàn Thủ Đức đi lại trắc trở nên phải xuống tận từng nhà BN tư vấn, giải thích để người dân không kỳ thị với bệnh lao. Mỗi tháng, chị đem thuốc xuống 11 trạm y tế của 11 phường theo lịch quy định để phát thuốc trực tiếp cho BN. Thậm chí, khi chia tách Q.2 ra khỏi Q.Thủ Đức, để có được kết quả xét nghiệm người bệnh có bị lao hay không, chị phải thu gom từng mẫu đờm của BN sang Q.Thủ Đức nhờ xét nghiệm.
Công việc vất vả cộng với môi trường độc hại, nên nhiều người về được vài tháng lại “chịu không nổi” và ra đi, chỉ còn mình chị, ngày ngày giám sát trực tiếp 11 trạm y tế ở quận, tham gia tuyên truyền phòng chống bệnh lao cho các em học sinh, khu dân cư, tham gia các chương trình nghiên cứu như điều trị lao đa kháng thuốc, tư vấn xét nghiệm HIV cho BN lao…
Theo Phụ nữ TP.HCM
Bài viết có hữu ích với bạn?
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình