Hotline 24/7
08983-08983

Nguyên nhân hình thành sỏi tiết niệu?

Câu hỏi

Nguyên nhân nào đưa đến việc hình thành sỏi tiết niệu, thưa bác sĩ?

Trả lời

TS.BS Trương Hoàng Minh

TS.BS Trương Hoàng Minh

Trưởng khoa Ngoại Niệu - Ghép thận - Bệnh viện Nhân dân 115, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Có 2 loại sỏi, 1 là sỏi cơ thể và sỏi cơ quan. Sỏi cơ thể do những biến đổi của cơ thể có thể gây ra như bệnh nhân ít uống nước hoặc bị sốt kéo dài gây mất nước trầm trọng. Hoặc do rối loạn chuyển hóa như chuyển hóa canxi,... Ví dụ như những bệnh nhân bị u tuyến cận giáp có thể gây ra các rối loạn chuyển hóa canxi, dẫn đến sỏi. Và việc hình thành sỏi cơ thể có thể xảy ra ở cả 2 bên.

Còn đối với sỏi cơ quan, sỏi thường chỉ nằm 1 bên hoặc do bất thường đường tiết niệu như hẹp đường tiết niệu, hẹp khúc nối bể thận niệu quản, bàng quang thần kinh do quá trình lưu thông nước tiểu bị rối loạn,... gây ra sỏi. Hoặc hẹp đường tiết niệu như hẹp niệu quản, hẹp niệu đạo, phì đại tuyến tiền liệt làm bế tắc đường tiểu dưới, tăng nguy cơ sỏi bàng quang.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sỏi, nhưng hiện nay người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính. Một số yếu tố nguy cơ cao gây nên sỏi như nhiễm trùng đường tiểu hoặc những bệnh nhân có thói quen ít uống nước, ngồi lâu ít vận động,... Ngoài ra, một số yếu tố từ di truyền, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu khoa học về yếu tố di truyền này.

Thân mến.

 

Hệ tiết niệu của con người gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Khi sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào của hệ tiết niệu nghĩa là đã mắc sỏi tiết niệu. Như vậy sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Sỏi tiết niệu có nhiều nguyên nhân. Sự hình thành sỏi thường do các muối khoáng hòa tan (canxi, oxalat, urat...) trong nước tiểu. Khi xuất hiện những rối loạn về mặt sinh lý bệnh kết hợp những yếu tố thuận lợi, như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi pH nước tiểu, dị dạng đường niệu, yếu tố di truyền,... thì các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh, hình thành một nhân nhỏ, sau đó lớn dần thành sỏi tiết niệu.

Các phương pháp điều trị sỏi tiết niệu bao gồm điều trị nội khoa, can thiệp ngoại khoa, mổ mở hoặc mổ nội soi.

 

Mời tham khảo thêm:

>>Sỏi tiết niệu 7mm nên sử dụng phương pháp tán nào?

>>Tiểu ra máu sau tán sỏi tiết niệu, có nguy hiểm không AloBacsi?

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X