Hotline 24/7
08983-08983

Người lớn tuổi cần chuẩn bị những gì để phòng bệnh COVID-19?

Người lớn tuổi thường dễ bị SARS-CoV-2 tấn công dẫn đến phải nhập viện, bệnh tiến triển nhanh cần chăm sóc đặc biệt hoặc thở máy, thậm chí tử vong. Thực tế, trong 8 ca bệnh COVID-19 tử vong trong thời gian gần đây tại Việt Nam có không ít người lớn tuổi, mắc kèm theo nhiều bệnh lý nền nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để bảo vệ sức khỏe người lớn tuổi trong đại dịch này?

Dịch COVID-19 bùng phát, cả thế giới đang phải gồng mình với mong muốn sớm dập tắt dịch bệnh. Việt Nam trong 10 ngày qua cũng phải huy động mọi nguồn lực, thực hiện triệt để các công tác phòng, chống đại dịch khi xuất hiện ca bệnh mang chủng virus mới tại Đà Nẵng.

Theo đánh giá của các chuyên gia thì hiện nay người già là nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất về khả năng mắc bệnh và nguy cơ chuyển hướng nặng, thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân do người cao tuổi thường có thể trạng và sức khỏe kém hơn người trẻ tuổi, có nhiều bệnh đi kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)… Với hệ miễn dịch vốn dĩ đã giảm sút ở tuổi già, khi nhiễm virus đường hô hấp, các bệnh nền của người già thường có cơ hội bộc phát, trở nặng hơn và virus dễ dàng tấn công gây viêm phổi nặng hơn tạo thành vòng xoắn bệnh lý.

Vì vậy, để bảo vệ người lớn tuổi an toàn trong dịch bệnh lần này cần lưu ý hạn chế việc gặp gỡ/tương tác trực tiếp với người khác. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh COVID-19 khi bạn gặp gỡ trực tiếp với người khác như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn, rửa tay sát khuẩn… Nếu có thể, hãy tránh xa những người không đeo khẩu trang hoặc yêu cầu họ đeo khẩu trang.

Bên cạnh đó, thay vì ra khỏi nhà người lớn tuổi có thể sử dụng các dịch vụ như giao hàng tại nhà, hỗ trợ tâm lý xã hội. Tìm kiếm thông tin tin cậy trên trang Website của Bộ Y tế. Lên danh sách các đồ dùng thiết yếu sẽ cần ít nhất hai tuần như các mặt hàng thực phẩm dễ bảo quản, các sản phẩm gia dụng, pin cho các thiết bị hỗ trợ và thuốc theo toa.

Lập danh sách các số điện thoại khẩn cấp (Ví dụ số điện thoại trợ giúp tại địa phương về COVID-19, đường dây nóng hỗ trợ tâm lý xã hội). Chia sẻ với nhân viên y tế qua điện thoại hoặc trò chuyện video thay vì trực tiếp về nhu cầu sức khỏe.

Người lớn tuổi cần chuẩn bị những gì để phòng bệnh COVID-19?Khám sức khỏe cho người cao tuổi trong thời điểm có dịch COVID-19. Ảnh: An ninh thủ đô

Nếu có bệnh lý nền trước đó, người lớn tuổi nên tiếp tục với việc điều trị của mình. Đừng trì hoãn việc chăm sóc khẩn cấp cho tình trạng bệnh lý nền vì dịch bệnh COVID-19. Hãy gọi cho cơ sở y tế nếu có bất kỳ lo ngại nào về các tình trạng bệnh lý nền của mình hoặc nếu nghĩ rằng mình có thể mắc COVID-19.

Một lưu ý quan trọng, nếu nhất thiết phải đến bệnh viện để khám, chữa bệnh trong mùa dịch COVID-19 này thì tốt nhất là đi bằng phương tiện cá nhân. Nếu đi các phương tiện công cộng thì phải đeo khẩu trang đúng kỹ thuật, che kín mũi miệng, không sờ tay vào khẩu trang. Bên cạnh đó, nên đi tái khám vào buổi chiều để tránh tiếp xúc đông người, tránh thời gian chờ đợi.

[DAP]

Gia đình có người cao tuổi nên mua sẵn các loại thuốc không cần toa trong nhà

BS.CK2 Nguyễn Quang Khiên - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhân dân 115 cho rằng, do dịch bệnh COVID-19 phức tạp, để giảm thời gian phải ra ngoài, đến những nơi đông người, tủ thuốc trong gia đình có người lớn tuổi cần chuẩn bị sẵn các loại thuốc hạ sốt như panadol, thuốc tăng cường sức đề kháng như vitamin C, thuốc long đàm Axomuc… Ngoài ra, cũng có thể mua sẵn các thuốc khác như vitamin, thuốc bổ, canxi, các loại thực phẩm chức năng cho người già như glucosamine…

[/DAP]

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X