Hotline 24/7
08983-08983

Người đầu tiên trên thế giới được đặt "lưới" lọc huyết khối

Bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được đặt một thiết bị vào tĩnh mạch lớn để giữ lại những cục máu đông. Thiết bị này cứu cho hàng nghìn người khỏi bị huyết khối.

Cụ Doreen Carter là người đầu tiên trên thế giới được đặt thiết bị này.
Cụ Doreen Carter (80 tuổi người Anh) là người đầu tiên trên thế giới được đặt thiết bị này

Các bác sĩ tin rằng thiết bị này có thể cứu cho hàng nghìn người khỏi bị huyết khối sau phẫu thuật.

Các bác sĩ ở Bệnh viện Hoàng gia Berkshire, Reading (Anh) đã đặt cho cụ bà Doreen Carter, 80 tuổi, một loại lưới lọc bằng titan được thiết kế đặc biệt.

Chiếc lưới, có nhiệm vụ giữ lại tất cả những cục máu đông hình thành sau phẫu thuật, được đặt vào tĩnh mạch chủ - một tĩnh mạch lớn của cơ thể đưa máu trở về tim. Toàn bộ thủ thuật kéo dài 15 phút.

Cụ Carter cho biết thật vinh dự khi được là bệnh nhân đầu tiên trên thế giới làm thủ thuật này

Sau khi được đặt vào tĩnh mạch chủ dưới, lưới sẽ được bơm phồng lên và các cục máu đông sẽ bị giữ trong đó giống như cá bị giữ trong hom, ngăn không cho chúng đến phổi.
Cụ Doreen Carter là người đầu tiên trên thế giới được đặt thiết bị này.
Các bác sĩ tin rằng thủ thuật này có thể tránh cho hàng nghìn người không bị chết do huyết khối sau mổ

BS Carl Waldmann, bác sĩ tham vấn tại bệnh viện, cho biết nhiều bệnh nhân bị tăng nguy cơ huyết khối sau mổ, nhưng việc sử dụng các thuốc chống đông có thể gây nguy hiểm.

Tuy nhiên, những biện pháp khác để "bắt giữ" các cục máu đông này cũng mang đến những nguy cơ do rất khó đặt vào và lấy ra khỏi cơ thể.

Ông cho biết loại thiết bị mới "là thứ mà chúng ta có thể đặt vào trong vài ngày và dễ dàng lấy ra".

Abby Brown, 35 tuổi, điều dưỡng ở khoa chăm sóc tích cực, đang trình diễn thiết bị - lưới titan nằm trong một ống dài 18 inch (45,72cm).

Mỗi năm có khoảng 25.000 người Anh tử vong do tắc mạch phổi - xảy ra khi cục máu đông đi vào phổi.

Người phát ngôn của Bệnh viện Hoàng gia Berkshire cho biết: 'Chúng tôi là một trong số 7 bệnh viện tham gia vào dự án - gồm 6 bệnh viện ở Anh và một ở Bỉ. Chúng tôi đã không kỳ vọng trở thành bệnh viện đầu tiên trên thế giới - đội ngũ ở khoa chăm sóc tích cực của chúng tôi chỉ được tập huấn vài giờ trước khi bà Doreen được đưa vào khoa sau ca phẫu thuật".

BS Carl Waldmann nói thêm: "Với những thiết bị hiện có bệnh nhân phải trải qua một thủ thuật chuyên khoa có thể mất tới 3 giờ đồng hồ. Rõ ràng là việc di chuyển bệnh nhân từ khoa chăm sóc tích cực là điều chúng tôi cố tránh. Thủ thuật mới này có thể tiến hành trong vòng một giờ sau khi bệnh nhân vào khoa và chỉ diễn ra trong 15 phút".

5 ngày sau khi đặt, thiết bị đã được lấy ra khỏi cơ thể cụ Doreen vì cụ không còn cần đến nó nữa.


AloBacsi.vn
Theo Dân trí/Dailymail

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X