Hotline 24/7
08983-08983

Ngộ độc thực phẩm gia đình: nguyên nhân và cách xử lý

Một số phương pháp phòng tránh và xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm đang trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng, mối quan tâm của mọi người, mọi nhà, nhất là khi các vụ ngộ độc thực phẩm đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay. Trước thực trạng này, Trung tâm phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDD) vừa đưa ra khuyến cáo về một số nguyên nhân gây ngộ độc và cách phòng tránh.

1. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

- Do vệ sinh kém: Trung bình cứ 4 vụ ngộ độc thực phẩm thì có 1 là do vệ sinh kém. Ví dụ như rửa thịt, thực phẩm trong khi tay bẩn hoặc đang ốm đau. Tay bẩn là môi chất truyền bệnh rất lớn, đặc biệt là vi khuẩn. Vì vậy trước khi rửa rau, thịt, cá hoa quả, đồ ăn thức uống nên rửa tay bằng xà phòng ít nhất 20 giây.

- Nấu chưa chín: Thông thường thịt khi chế biến phải đạt mức 140oF ( trên 60oC) để giết vi khuẩn tồn nhiễm. Nếu không đạt mức này thì rất dễ bị ngộ độc, nhất là khi ăn cá thịt sống hoặc rau sống, tiết canh, nem chạo vv...

- Bảo quản thực phẩm không đúng cách: Nếu để thực phẩm ở môi trường ngoài trời quá 4 tiếng rất dễ biến chất và ngộ độc. Theo số liệu thống kê thì có trên 50% số ca nhiễm độc thực phẩm do nguyên nhân này. Nên bảo quản thực phẩm, đồ ăn thức uống ở điều kiện che đậy, nhiệt độ dưới 40oF (4 oC).

- Không hâm lại: Đồ ăn thừa cất đi nhưng khi dùng lại không đun nóng rất dễ gây ngộ độc. Nên hâm nóng ở mức 165oF (75oC) để đảm bảo không bị đau bụng hay ngộ độc.

- Sai lầm trong công tác chuẩn bị: Nếu chuẩn bị thức ăn quá sớm, nhất là khi để thực phẩm ra ngoài môi trường tự nhiên, vi khuẩn sẽ có điều kiện sinh sôi. Hãy cất vào tủ lạnh gần đến giờ ăn hãy đem ra chế biến.

- Sai lầm trong chế biến: Không tuân thủ quy trình một chiều khi chế biến, để lẫn lộn thực phẩm còn sống và đã chế biến - khiến vi khuẩn có thể lây nhiễm chéo và gây ngộ độc…


Nên rửa sạch tay trước khi nấu ăn và dùng bữa

2. Một số cách ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm

- Sử dụng các viên nhộng than hoạt tính (charcoal capsules). Đây là loại thuốc có khả năng khử độc tố trong ruột kết và trong máu. Theo đó, ngay sau khi phát hiện thấy ngộ độc nên uống 2-3 viên, có thể uống xen kẽ cùng với các loại thuốc bổ khác để tránh thuốc bổ hấp thụ độc tố.

- Tăng cường ăn tỏi vì tỏi có tác dụng kháng khuẩn trong ruột kết rất tốt. Có thể dùng tỏi sống. Viên nhộng, dầu tỏi hoặc viên Deodorized Garlic, 2-3 viên/ ngày.

- Dùng thuốc Goldenseal, đây là thuốc kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn trong ruột kết. Theo đó ngay sau khi nhiễm độc cứ 4 giờ uống 2 viên trong thời gian cả ngày.

- Vitamin C kết hợp với bioflavonoid có tác dụng khử độc cho hệ miễn dịch. Liều dùng 2.000mg, uống 3-4 lần/ngày(6.000-8000mg). Hoặc dùng vitamin E Complex liều dùng 100 iu (đơn vị quốc tế)/ngày.

- Nên vệ sinh tay sạch bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm. Nên dùng hai thớt để chế biến thực phẩm (thực phẩm chín và sống), không nên vứt các dồ vật, chai lọ dùng rồi với bát ăn trong bếp. Nên dùng khăn lau hợp vệ sinh và thường xuyên giặt sạch. Rau sống cần rửa sạch và tiệt trùng, nên ăn chín uống sôi.

Tỏi có tác dụng kháng khuẩn trong ruột kết

3. Nhận biết nhanh dấu hiệu ngộ độc

Sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn, tình trạng nặng nhẹ tùy theo mức độ ngộ độc. Hiện tượng thường gặp là tiêu chảy, nếu từ 48-72 giờ không ngưng cần đi bệnh viện khám và điều trị kịp thời.

Tiêu chảy có thể gia tăng do các hoạt động co bóp, tiết dịch và do thiếu nước của cơ thể. Tạo ra những cơn đau dữ dội và cứ 30 phút đi ngoài một lần, phân càng về sau càng lỏng. Phần lớn nhiễm độc thực phẩm là do khuẩn staphylococcus bacterium gây ra, gây nôn ói và tiêu chảy, bụng cồn cào và thường không gây sốt. 

Ngoài ra còn có các loại khuẩn khác như shigella, E coli, vibrio cholerae và clostridium botalinum, có trong thực phẩm cũng tạo nên các hóa chất độc hại và gây nhiễm độc, tuy nhiên các loại khuẩn này không gây tiêu chảy và ít nghiêm trọng hơn. 

Trường hợp đi ngoài ra máu, sốt, mắt mờ, khó nuốt khó hoặc thở khó thì không thể bỏ qua cần đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Nên bổ sung sữa chua vào thực đơn

4. Chế độ ăn uống hỗ trợ điều trị

- Khi bị tiêu chảy nên ăn uống kiêng khem để sớm đưa các hoạt động tiêu hóa trở lại bình thường.

- Ngừng ngay các thức ăn đồ uống có thể gây tiêu chảy hoặc nôn ói, không nên ăn ít nhất 1 giờ sau khi ngộ độc.

- Bắt đầu bằng một miếng nước đá ngậm trong miệng. Nên uống nước có chứa glucosa và natri điện phân và kali. Cứ 1 giờ uống khoảng một ly nhỏ bằng cách nhấm nháp. Nên dùng nước lọc, không dùng nước chứa cafein, trà...

- Ngày thứ hai nên ăn thịt gà nạc, một chút bánh mì bổ xung natri. Tiếp tục uống nước giàu glucosa, natri điện phân, kali và các nguồn nước khác không có chứa cafein, cồn.

- Tiếp tục tăng lượng thịt nạc, thịt gà bỏ da, trứng luộc... tất cả đều nấu kỹ, tiếp tục uống nhiều nước.

- Tăng cường thịt “nghèo” (rất ít mỡ), thịt gà, trứng, bánh mì ăn chút cơm nhưng hạn chế lượng carbohydrate đầu vào, mỗi ngày nên chia thành nhiều bữa nhỏ.

- Cuối cùng bổ sung thêm sữa chua, tránh thực phẩm cay nóng có nhiều caffein và khi sức khỏe trở lại bình thường thì quay trở lại thực đơn truyền thống.
 
Theo Khắc Nam -thucphamvadoisong.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X